Làm sao để trở thành một cầu thủ bóng đá giỏi

Làm sao để trở thành một cầu thủ bóng đá giỏi

95% TẬP LUYỆN + TẬP LUYỆN NỮA + TẬP LUYỆN MIỆT MÃI + TÂP LUYỆN ĐÚNG KHOA HỌC + 5% BẨM SINH = THÀNH TÀI

Là một HLV, giảng viên bóng đá Trường ĐH TDTT TpHCM, đồng thời là giám đốc trung tâm đào tạo huấn luyện năng khiếu bóng đá nam việt. Trực tiếp huấn luyện ra nhiều tuyển thủ bóng đá Quốc Gia, như Trần Minh Vương, QBV Futsal Vũ Quốc Hưng, Trần Thị Thùy Trang…Với kinh nghiệm thực tế nhiều năm huấn luyện và giảng dạy bóng đá, tôi muốn hướng dẫn cách trở thành một cầu thủ bóng đá giỏi.

I. BẠN PHẢI HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CÁC YẾU TỐ SAU:

  1. Động cơ tập luyện tốt (dõi theo thần tượng, ước mơ cháy bỏng)
  2. Hình thái tốt (sinh hoạt, nghỉ ngơi tốt, tập luyện, tập thêm các bài phát triển chiều cao, chú dinh dưởng, dùng thêm thực phẩm bổ sung can xi non để tăng chiều cao)
  3. Trí tuệ tốt (học tập tốt cac môn văn hóa, tham gia tốt các hoạt động chung, tự hoàn thiện bản thân)
  4. Kỹ thuât bóng đá tốt (tập kỹ thuật không có đối kháng, có đối kháng, thực tế trên sân)
  5. Tư duy chiến thuật tốt (theo giỏi các giải đấu, các ngôi sao, đội bóng lớn thi đấu)
  6. Thể lực tốt (chạy bộ, nhảy giây, hít đất, uốn dẽo, phối hợp)
  7. Sức khỏe tốt
  8. Tâm lý tốt
  9. Tập luyện cùng những đồng đội giỏi\
  10. Thường xuyên được thi đấu cọ xát thực tế.

Muốn trở thành một cầu thủ giỏi bạn phải làm tốt những vấn đề trên, bạn cần có:

THẦY GIỎI + ĐỒNG ĐỘI GIỎI + TẬP LUYỆN TỐT + ĐƯỢC THI ĐẤU NHIỀU

THẦY GIỎI:

MUỐN ĐÀO TẠO MỘT VĐV NĂNG KHIẾU BÓNG ĐÁ TRỞ THÀNH MỘT NGÔI SAO BÓNG ĐÁ THẾ GIỚI hlv CẦN LÀM CÁC BƯỚC SAU:

II. PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT CẦU THỦ BÓNG ĐÁ GIỎI

1: HLV Phải chú trọng nâng cao trình độ thể thao (hay còn gọi Trình độ tập luyện là chính) của VĐV một cách toàn diện, có hệ thống, có kế hoạch huấn luyện khoa học.

Trình độ (năng lực) thể thao thể hiện trong tập luyện và thi đấu của VĐV. Nó là một cấu trúc tổng hợp (như hợp kim) về thể năng, kỹ năng, trí năng, năng lực tâm lý, động cơ, hình thái…..Trình độ (năng lực) về chiến thuật liên quan chặt chẽ tới các yếu tố trên. Sự hình thành tất cả các năng lực trên chủ yếu qua huấn luyện. Nhờ huấn luyện mà VĐV có được và nâng dần trình độ thích ứng mới, ngày càng cao hơn. Người ta gọi đó là trình độ tập luyện (TĐTL) của VĐV.

Năm thành phần trong TĐTL trên có quan hệ vừa thúc đẩy vừa chế ngự nhau, cứ một thành phần, mặt nào đó được nâng cao lại tác động, sinh ra những yêu cầu mới cho mặt kia.

KẾT LUẬN 1: LÀ KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO TĐTL HAY CHÍNH LÀ NÂNG CAO NHỊP NHÀNG 5 MẶT TRÊN. (SỰ NÂNG CAO TOÀN DIỆN, HỢP LÝ TĐTL VÀ THI ĐẤU CỦA VĐV LÀ NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI TRONG THI ĐẤU HIỆN ĐẠI

Thi đấu không thể thay thế được tập luyện, thi đấu là bản sao của tập luyện.

2. Lượng vận động (LVĐ) không ngừng nâng cao, đặc biệt là cường độ vận động (CĐVĐ) nhất là CĐVĐ của môn chuyên sâu, đồng thời coi trọng tính định hướng trong sắp xếp LVĐ.

Huấn luyện là quá trình kích thích cơ thể VĐV chủ yếu bằng LVĐ tập luyện có hệ thống. Thực chất đó là quá trình cải tạo sinh học, nâng cao cơ năng của các hệ thống, cơ quan trong cơ thể. LVĐ lớn, kích thích sâu, mạnh mẽ góp phần đẩy nhanh, nâng cao được quá trình cải tạo, thích ứng trên. Do đó, xu thế huấn luyện thể thao hiện nay vẫn không ngừng nâng cao LVĐ một cách hợp lý.

Trong lượng vận động LVĐ thì cường độ vận động (CĐVĐ) có vai trò quan trọng nhất. CĐVĐ có tác dụng kích thích lớn trong việc tạo nên sự thích ứng, những ảnh hưởng (dấu vết) sâu với cơ thể. Một nhà khoa học thể thao đã nghiên cứu thực nghiệm so sánh hiệu quả tập luyện theo 3 phương án sắp xếp khối lượng vận động (KLVĐ) và (CĐVĐ) khác nhau:

-Phương án 1: tập 100% cường độ (dùng hết sức trong từng lượt tập) mỗi tuần một lần 15′

-phương án 2: tập 75% cường độ, mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 60′, tổng cộng 180′.

-Phương án 3: tập 50% cường độ, mỗi tuần 5 lần, mỗi lần 120′, tổng cộng 600′.

Theo 3 cách sắp xếp trên, hiển nhiên phương án 1 nỗi bật về cường độ, phương án 3 về khối lượng. Kết quả thực nghiệp cho Thấy hiệu quả tập luyện của phương án 1 và 3 như nhau, nhưng phương án 3 phải dùng nhiều thời gian hơn (gấp 40 lần).

KẾT LUẬN 2: TRONG HUẤN LUYỆN THỂ THAO HIỆN ĐẠI NẾU KHÔNG TỪNG BƯỚC NÂNG CAO LVĐ, ĐẶC BIỆT NỖI BẬT VỀ CĐVĐ (CƯỜNG ĐỘ VẬN ĐỘNG MÔN CHUYÊN SÂU) VÀ CÓ ĐỊNH HƯỚNG RÕ TRONG SỬ DỤNG LVĐ NHẰM KHAI THÁC, PHÁT HUY CAO ĐỘ TIỀM NĂNG CỦA CƠ THỂ CON NGƯỜI, THÌ VĐV KHOOG THỂ CÓ HY VỌNG ĐẠT ĐƯỢC TRÌNH ĐỘ XUẤT SẮC TRƯỚC HẾT Ở KHU VỰC, SAU ĐÓ ĐẾN THẾ GIỚI

Bài tập huấn luyện sức nhanh của các học viên bong đá nam việt

3.Hồi phục sau LVĐ lớn là một nội dung, phần quan trọng không thể thiếu trong HLTT hiện đại.

Thông thường, nếu tập và thi đấu càng nặng, càng gay go thì VĐV càng dễ bị chấn thương, thậm chí còn mắc bệnh. Theo một tài liệu khoa học của nước ngoài, số VĐV cấp cao trên thế giới bị thương, bệnh trong mấy năm gần đây tăng lên 30%, ở VĐV trẻ còn nhiều hơn 40%. Hiện tượng quá sức cũng xuất hiện nhiều hơn. Muốn giải quyết tình trạng này, một mặt phải sử dụng LVĐ hợp lý, mặt khác phải có biện pháp hồi phục hữu hiệu.

Có nhiều phương pháp đa dạng để giải trừ mệt mỏi và hồi phục cho VĐV. HLV và VĐV cần phải học hiểu biết. Đó là sự sắp xếp hợp lý các nội dung, phương tiện, LVĐ, thời gian hồi phục, sử dụng nhịp nhàng các LVĐ tập luyện và thi đấu, tăng cường hoạt động điều chỉnh, hồi phục trong các buổi tập hoặc chu kỳ huấn luyện nhỏ, khéo léo sử dụng các bài tập cách thức hồi phục hữu hiệu. Theo nghiên cứu, nếu hàng tuần biết hồi phục hợp lý thì có thể nâng cao LVĐ lên thêm 5-10%. Mặt khác sau mỗi buổi tập mà biết thả lỏng hợp lý thì sẽ có hiệu quả hồi phục tích cực, điều này đã được thừa nhận từ lâu. Nếu thường xuyên làm được như vậy sẽ tạo nên sự tích lũy, tăng tiến thể lực không nhỏ.

các phương pháp thả lỏng, Tâm lý, vật lý, trò chơi, bài tập thể thao, dinh dưỡng

KẾT LUẬN 3: THẢ LỎNG TỐT NÂNG CAO LVĐ THÊM 5-10%, TÍCH LŨY TĂNG TIẾN THỂ LỰC KHÔNG NHỎ. CÁ PHƯƠNG PHÁP THẢ LỎNG: 1.TÂM LÝ KỂ CHUYỆN, CHỤP HÌNH, XEM PHIM, 2. TRÒ CHƠI (ĐÁ XÀ NGANG), 3. VẬT LÝ (XOA BÓP, XONG HƠI, THỦY LỰC), 4. BÀI TẬP THỂ THAO (CĂNG CƠ, CHẠY NHẸ), 5. DINH DƯỠNG (ĂN CÁC THỨC ĂN KHOA HỌC).

Thả lỏng ngay sau buổi tập sẽ giãi phóng được 95% axitlatic trong cơ, giúp cơ thể hồi phục tốt nhất.

4. Huấn luyện càng nhiều bằng các phương tiện (có 4 phương tiện: tác động tự nhiên, tác môi trường, vệ sinh và bài tập thể thao là phương tiện chính yếu nâng cao thành tích thể thao) luyện tập chuyên môn và mô phỏng theo hoạt động và trạng thái thi đấu.

Nội dung tập luyện chuyên sâu chính là những động tác chuyên môn tương tự với các động tác kỹ thuật dùng trong thi đấu. Đó là các động tác chạy với các VĐV chạy các cự ly trong điền kinh, Các VĐV bơi, cử tạ, bắn súng thường luyện tập các động tác như trong thi đấu quy định. Như vậy vừa lợi về hoàn thiện kỹ thuật vừa có tác dụng chuyên môn tốt về các tố chất thể lực chuyên môn cũng như đực điểm tâm lý chuyên biệt.

Việc chọn lọc các bài tập chuyên môn cho các VĐV cao cấp hiện nay theo hướng ít mà tinh, tối ưu hóa. Nó được thể hiện trên 3 điểm:

-Cấu trúc các động tác tập luyện và thi đấu (xét về yêu cầu kỹ thuật) giống nhau. Các bài tập đập, đở bước 1, chuyền 2 trong bóng chuyền tương tự với các kỹ thuật đó trong các tình huống thi đấu chính. Bài tập luyện động tác ra sức cuối cùng trong đẩy tạ, ném lao, ném đĩa…cũng phải giống như kỹ thuật trong thi đấu.

-Cách dùng sức cơ bắp trong động tác tập luyện tương tự như thi đấu. Các dụng cụ chuyên môn để tập luyện sức mạnh chuyên môn (theo hướng mô phỏng sát động tác thi đấu) của VĐV bơi lội cùng thể hiện rõ điều này. Người ta đang chế tạo và cải tiến rất nhanh nhiều dụng cụ luyện tập kiểu đó trong nhiều môn thể thao. Dùng các bài tập có đặc trưng cung cấp năng lượng tương tự như trong thi đấu. Như vậy sẽ nâng cao được năng lực chuyên môn cơ bản về mặt này.

Một đặc điểm quan trọng và mục đích trực tiếp của huấn luyện thể thao là cuối cùng phải thể hiện ra bằng thành tích thể thao. Bởi vậy phải luôn tạo cho VĐV có tâm thế tập gắn với thực tế thi đấu. Mặt khác thực tế cũng cho thấy, có nhiều VĐV tuy thành tích lúc tập thì tốt nhưng đến khi thi đấu lại không hoàn toàn như vậy. Có nhiều nguyên nhân nhưng năng lực thích ứng kém là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Ngoài thi đấu chính thức ra có thể nâng cao năng lực này trong huấn luyện hàng ngày, đặc biệt trong các bài tập huấn luyện thi đấu mô phỏng tạo ra được những điều kiện, tình huống, thử thách gần giống thi đấu. Loại bài tập này càng được dùng nhiều trong giai đoạn chuẩn bị sắp bước vào các cuộc thi đấu lớn.

Trong huấn luyện mô phỏng thi đấu, còn phải chú ý tới nhiều mặt, khâu, nội dung như đối thủ, sân bãi, địa lý, khí hậu, thời tiết, lịch thi đấu, người xem, trọng tài…Xét từ góc độ huấn luyện, nội dung quan trọng nhất là LVĐ và mức căng thẳng (cả về tâm sinh lý) của nó. Điều này càng nỗi bật trong các môn đối kháng cá nhân, các môn bóng.

KẾT LUẬN 4: VIỆC SỬ DỤNG VÀ PHÁT HUY KỸ CHIẾN THUẬT MÀ KHÔNG SÁT HỢP VỚI YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN THI ĐẤU CHÍNH THỨC SẼ KHÓ ĐEM LẠI THÀNH CÔNG.

Các bài tập mô phỏng phòng ngự cá nhân

5. Định lượng hóa công tác huấn luyện.

Đó là xác định được các giới hạn rõ ràng về số lượng của các chỉ số về LVĐ thể lực, kỹ thuật, chiến thuật….kết hợp với sự đánh giá định tính, huấn luyện theo hướng này giúp nâng cao trình độ khoa học, hạn chế sự may rủi, mù quáng trong công tác đào tạo VĐV hiện đại.

Yêu cầu định lượng trên thể hiện trong các kế hoạch, biện pháp thuộc các chu kỳ huấn luyện to nhỏ, loại hình khác nhau. Không chỉ trong xác định các chỉ tiêu huấn luyện cần đạt tới mà còn lấy đó làm căn cứ để đánh giá, điều khiển củng như kịp thời điều chỉnh.

Nói cách khác, hiện nay người ta có thể số lượng hóa mức biến đổi qua hầu hết các chỉ số cụ thể về hình thái, chức năng, tố chất thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, LVĐ, kể cả phẩm chất tâm lý, trình độ hiểu, các chỉ số cụ thể của các nội dung trên có nhiều. Cần căn cứ vào đặc điểm của môn thể thao chuyên sâu và mức tương quan có ý nghĩa với thành tích thể thao chuyên sâu mà chọn lựa, không phải cứ càng nhiều là càng tốt.

KẾT LUẬN 5: SỰ LỰA CHỌN CÁC TIÊU CHÍ VỀ TỐ CHẤT THỂ LỰC PHẢI GẮN CHẶT VỚI ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN THỂ THAO CHUYÊN SÂU CÙNG VỚI VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NÂNG CAO THÀNH TÍCH MÔN ẤY.

MUỐN ĐỊNH LƯỢNG NHỮNG CHỈ TIÊU TRÊN CHO SÁT ĐÚNG, ĐẦU TIÊN HÃY ĐO THỬ ĐỂ THĂM DÒ, CHẨN ĐOÁN, SAU ĐÓ MỚI KẾT HỢP CĂN CỨ VÀO MỤC TIÊU HUẤN LUYỆN CUỐI CÙNG MÀ PHÂN THEO GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN QUA HUẤN LUYỆN TỪNG BƯỚC.

Bài huấn luyện sức nhanh cho các học viên bóng đá nam việt

6. Huấn luyện tổng hợp

Điều đó đòi hỏi phải ứng dụng nhiều thành tựu của nhiều môn khoa học kỹ thuật vào thực tế huấn luyện. Không chỉ là tổng hợp về các nội dung, phương pháp huấn luyện nói chung mà còn cả huấn luyện tổng hợp về thể lực, kỹ – kỹ chiến thuật….trên từng đơn vị thời gian. Tất nhiên quan niệm huấn luyện tổng hợp đây không có nghĩa là sự cộng ghép đơn giản, cào bằng những nội dung trên.

Đặc trưng huấn luyện tổng hợp trong thể thao hiện đại bắt nguồn từ tính đá dạng và nhiều mặt của quá trình nâng cao trình độ thể thao của VĐV. Vả lại, mỗi một phương pháp, nội dung, phương tiện huấn luyện nào đó cũng chỉ có vai trò và tác dụng hữu hạn, không thể chỉ dùng một vài thứ đơn lẽ mà có thể nâng cao toàn bộ trình độ thành tích của VĐV

Yêu cầu này cũng thể hiện rõ trong phương pháp huấn luyện. Một mặt phải cải thiện và sáng tạo ra các phương pháp huấn luyện mới phù hợp với đặc điểm của môn thể thao chuyên sâu cũng như nhu cầu nâng cao tổng thể của từng VĐV, mặt khác còn phải căn cứ vào các thành tựu mới được khám phá về tiềm năng vận động của con người. Có thể kế đến các phương pháp ưa khí, yếm khí, liên tục, ngắt quảng……chúng đã đem lại những thành quả huấn luyện mới, rõ rệt. Mặt khác, người ta cũng chú trọng vận dụng tổng hợp các phương pháp huấn luyện cơ bản như liên tục, lặp lại, cách quảng, tuần hoàn, thi đấu…

KẾT LUẬN 6: DỰA VÀO CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN NHIỀU NGƯỜI ĐÃ BIẾT TÌM RA PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP VỚI MÌNH NHƯNG CÓ THỂ LẠI LÀ KHÔNG BÌNH THƯỜNG VỚI NGƯỜI KHÁC THÌ MỚI MONG TẠO RA NHỮNG KỸ LỤC THẾ GIỚI.

Phương pháp tập kỹ thuật động tác giã kết hợp tập sức nhanh.

7. Số chu kỳ huấn luyện trong từng năm giảm và thời lượng của từng chu kỳ lớn trong năm giảm.

Trước đây mỗi năm huấn luyện cho các môn thể thao thường chỉ có 1 đến 2 chu kỳ lớn. Giờ đây mật độ thi đấu trong và ngoài nước càng cao nên cách phân chia chu kỳ lơn như trên không phù hợp. Vì vậy HLV phải căn cứ vào lịch thi đấu lớn mà chuẩn bị thời gian ngắn làm sao cho cơ thể vận đọng viên có được trạng thái sung sức thể thao. Làm sao VĐV hồi phục nhanh để lại chuẩn bị tham gia giải tiếp theo. Tuy số chu kỳ huấn luyện lớn, số lần thi đấu hàng năm tăng rõ, mà thời lượng của các chu kỳ lớn giảm nhưng người ta vẫn phải căn cứ vào các cuộc thi đấu trọng đại nhất mà phân chia chu kỳ.

KẾT LUẬN 7: XU THẾ PHÂN CHIA CÀNG NHIỀU CHU KỲ LỚN TRONG NĂM CÀNG RÕ RÀNG. NHƯNG NÊN CHIA LÀM BAO NHIÊU CHO PHÙ HỢP TỪNG ĐỘI HOẶC VĐV THÌ KHÔNG THỂ CÓ ĐÁP SỐ GIỐNG NHAU. NÓ PHỤ THUỘC VÀO TỪNG MÔN.

Giải bóng đá dành riêng cho các học viên nam Việt

8. Coi trọng những thông tin phản hồi từ VĐV

VĐV vừa là chủ thể tập luyện vừa là đối tượng huấn luyện của HLV. HLV phải kịp thời nắm được những thông tin phản hồi từ VĐV về quá trình này để sắp xếp, điều khiển cho sát hợp. Những thông tin đó là những căn cứ trực tiếp để HLV lập kế hoạch, tìm biện pháp và điều khiển thực tế.

Những thông tin phản hồi từ VĐV thường là những biến đổi về hình thái, chức năng, các tố chất thể lực trong quá trình huấn luyện, mức độ thích nghi với sự nâng cao LVĐ tâp luyện và thi đấu. các phẩm chất tâm lý, đạo đức.

Các HLV có thể thu nhận được kịp thời những thông tin trên chủ yếu qua những trắc nghiệm chẩn đoán định kỳ hoặc đột xuất về các chỉ tiêu trên qua nhật ký tập luyện của VĐV, nhật ký huấn luyện của HLV cùng những trao đổi, tiếp xúc hàng ngày với VĐV. Những thông tin chính xác kịp thời từ VĐV có giá trị rất lớn để sắp xếp LVĐ cho khoa học. Trong huấn luyện ở nhiều môn thể thao hiện đại, người ta thường dựa vào nồng độ axit lactic trong máu để xác định LVĐ cho VĐV.

KẾT LUẬN 8: MUỐN THU ĐƯỢC VÀ SỬ DỤNG TỐT NHỮNG THÔNG TIN QUÝ BÁU TRÊN, MỘT MẶT YÊU CẦU HLV PHẢI TIẾN HÀNH KIÊN TRÌ CÓ BÀI BẢN, SẮP XẾP THÀNH CÁC TÀI LIỆU CÓ HỆ THỐNG ĐỂ TIỆN PHÂN TÍCH, MẶT KHAVS CÒN PHẢI KẾT HỢP MẬT THIẾT CÁC NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU.

Trao đổi với học viên

9. Coi trọng huấn luyện tâm lý

Thực tế huấn luyện và thi đấu ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của việc này, đặc biệt trong những cuộc thi đấu quan trọng, thời điểm gay go, quyết định, bên nào tâm lý vững thì phát huy được càng tốt năng lực thể thao của mình và dễ giành được thắng lợi. Bởi vậy hiện nay từ khâu tuyển chọn VĐV trẻ ban đầu, người ta cũng đã chú ý đến điều này.

KẾT LUẬN 9: Trong huấn luyện và thi đấu thể thao hiện đại, vấn đề huấn luyện tâm lý sao cho sát với yêu cầu từng môn thể thao, đặc điểm từng VĐV, trước hết là tìm ra các phương pháp và phương tiện huấn luyện có hiệu quả, vẫn luôn nằm trong trọng tâm chú ý của các nhà khoa học thể thao.

10. Tuyển chọn và đào tạo VĐV khoa học và từ sớm

Theo nhiều nhà khoa học thể thao, nếu tìm chọn được VĐV trẻ có năng khiếu thì coi như đã thành công một nửa trong đào tạo VĐV đó. Do vậy, công việc này rất quan trọng trong thể thao hiện đại. Nói cách khác, tuyển chọn ban đầu có khoa học thì coi như đã bắt đầu tạo được tiền đề quan trọng cho huấn luyện thành công. Nó đòi hỏi phải làm bằng nhiêu cách, tư nhiều mặt, trên cơ sở khoa học. Có thể nói dó là công việc kho hơn đãi cát tìm vàng, và có tỷ lệ đào thải rất cao

KẾT LUẬN: ĐÀO TẠO TỪ SỚM LÀ MỘT YÊU CẦU BẮT BUỘC TRONG HUẤN LUYỆN HỆ THỐNG, NHIỀU NĂM ĐỂ CÓ ĐƯỢC VĐV CÓ TRÌNH ĐỘ CAO. CÁCH THỨC HUẤN LUYỆN Ở TỪNG NƯỚC CÓ KHÁC NHAU NHƯNG ĐỀU GIÓNG LÀ BẮT ĐẦU SỚM.

Trên đây là quy trình huấn luyện một vận đông viên năng khiếu trở thành một ngôi sao bóng đá.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*