Kỹ thuật bay người bắt bóng của thủ môn bóng đá.
Tiếp theo các kỹ thuật cơ bản của thủ môn, Trung tâm dạy bóng đá nam việt tiếp tục giới thiệu kỹ thuật bay người bắt bóng của thủ môn bóng đá cho mọi người tham khảo nhé.
1. Vai trò của kỹ thuật bay người bắt bóng.
Kỹ thuật này còn được gọi là lao người trên không. Trong thi đấu không phải lúc nào thủ môn cũng có thể chiếm được vị trí thuận lợi và ngay cả khi đã ở vị trí hợp lý thì cũng không thể luôn luôn bắt hoặc đổ người vươn tới bóng được mà nhiều khi phải bay người trên không để chống đỡ với các đường bóng xa, cao hoặc bất ngờ.
Cũng giống như các kỹ thuật đổ thân, kỹ thuật bay người được kết thúc bằng động tác ngã của thủ môn sau khi đã bắt hoặc đẩy được bóng đi xa. Điểm khác biệt cơ bản của nó là có giai đoạn “bay ” trên không và chân giậm nhẩy đẩy người là chân gần bóng. Trong thi đấu kỹ thuật này chủ yếu được sử dụng để chống đỡ các đường bóng cao hoặc đập đất nảy lên. Do đây là kỹ thuật khó nhất nhưng đồng thời cũng là một trong kỹ thuật đẹp mắt nhất của thủ môn nên nếu sử dụng thuần thục được kỹ thuật này thì không chỉ nâng cao được hiệu quả thi đấu mà còn góp phần tăng thêm tính hấp dẫn và vẻ đẹp của môn bóng đá.
Tuy nhiên do là kỹ thuật rất khó nên việc sử dụng nó cũng mang tính mạo hiểm cao: Thủ môn rất rễ để tuột bóng khi đối phương đang ở gần và rễ chấn thương, đau do sai sót kỹ thuật hoặc va chạm với đối phương hay với đồng đội.
2. Phân tích Phương pháp thực hiện kỹ thuật:
Kỹ thuật bay người của thủ môn có thể phân chia ra thành các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn tào đà: Từ tư thế cơ bản xuất phát về phía bóng bằng bước chéo hoặc bước đúp, trọng tâm hạ thấp hơn bình thường
+ Giai đoạn giậm nhẩy: Bắt đầu khi trọng tâm đã dồn hoàn toàn lên chân giậm nhẩy ( chân gần bóng) thân đổ nghiêng về hướng bay. Cùng phối hợp với chân bật đà là động tác đánh lăng của hai tay và chân kia để tạo nên sức đẩy thân người lên
+ Giai đoạn bay: Phụ thuộc chủ yếu vào lực đẩy của chân giậm nhẩy và đà lăng của tay – chân. Khi ở trên không,khớp gối hơi gập ,căng cơ hợp lý ,tay vươn về phia bóng và đón bắt bóng trong giai đoạn bay trên không
+ Giai đoạn tiếp đất: Là giai đoạn khó nhất vì đây là lúc dễ gây chấn thương, đau đớn hoặc để tuột bóng khỏi tay. Yêu cầu quan trọng nhất lúc này là thực hiện tốt việc hoán xung để giảm lực va chạm khi rơi của cơ thể. Có thể thực hiện điều này bằng hai cách là lăn theo kiểu bàn thấm và lăn cuôn tròn về phía trước theo đà tiếp đất. Làm theo cách thứ nhất thứ tự tiếp đất sẽ là chân dưới ( chân giậm nhẩy ) rồi đến lườn và tay ,còn theo cách thứ hai thì sẽ tiếp đất theo thứ tự: cánh tay – vai rồi tới thân và cuộn người lại lăn tròn.
Trong hai cách trên loại thứ nhất thuộc loại bay ngang – hướng ra xa và cao, còn loai thứ hai là kiểu bay cao – xa và phần đầu hơi chúc xuống trước.
– Khi giảng dạy kỹ thuật bay người cho thủ môn cần chú ý :
+ Chỉ tiến hành giảng dạy sau khi thủ môn đã nắm vững và thuần thục hai kỹ thuật đổ thân
+ Tập bổ trợ nhiều lần các động tác nhào lôn tự do ( tập trên đệm _ thảm thể dục sau đó tập trên mặt sân mềm ,tập bay qua hòm ghế …và lộn xuôi ..
+ Khi tập kỹ thuật bay, ban đầu cũng nên tiến hành trên mặt sân mềm theo các bước từ rễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp với cách thức tiến hành cũng tương tự như ở hai kỹ thuật đổ thân ( ở phần không có bóng ).
+ Khi tập với bóng: Cố gắng ngay từ đầu tập bay ở cả hai phía, đặt bóng cách xa khoảng 2, đứng tại chỗ, bước một bước đà giậm nhẩy ,bay chạm tới bóng, có thể tập thêm các bài bay qua chướng ngại vật ( bay qua đồng đội ở tư thế quỳ bò …) và đón bắt bóng ( đặt tại chỗ rồi đến lăn nhẹ, hoặc ném cho bắt …….)
trên đây là bài viết chi tiết về kỹ thuật bay người bắt bóng của thủ môn bóng đá. Trung tâm dạy thủ môn bóng đá nam việt hi vọng sẽ là bài viết hay để các thủ môn tham khảo.
Để lại một phản hồi