Chiến thuật bóng đá Futsal

CHIẾN THUẬT BÓNG ĐÁ FUTSAL

1. Chiến thuật bóng đá Futsal

Chiến thuật được thể hiện trong thi đấu để chiến thắng được đối phương phải căn cứ vào tình hình khách quan thực tế mà các cầu thủ thể hiện các kỹ năng phối hợp tập thể và các động tác kỹ thuật cá nhân.

Kỹ thuật, tố chất thể lực, tố chất tâm lý và chất lượng chiến thuật có mối tương quan mật thiết với nhau. Kỹ thuật và tố chất thể lực là nền tảng của chiến thuật, tâm lý tốt và ổn định sẽ bảo đảm cho tư tưởng hoàn thành tốt trách nhiệm về chiến thuật. Tác dụng giữa chúng là tương hỗ lẫn nhau, bổ sung và chế ước lẫn nhau, mỗi bên sẽ có tác dụng kìm hãm hoặc thúc đẩy các ưu thế của bên kia. Trong các trận đấu quan trọng nếu vận dụng tốt các yếu tố trên thì sẽ dành được những thành tích xuất sắc.

Futsal là sự luân chuyển giữa việc tấn công và phòng ngự, sự tiếp diễn liên tục của tấn công và phòng ngự đã tạo nên quá trình trận đấu. Do đó, chiến thuật Futsal chia thành hai hệ thống đó là tấn công và phòng ngự (bảng 1), trong đó chia thành hai loại chiến thuật, đó là chiến thuật cá nhân và chiến thuật tập thể. Thi đấu thực tế cho thấy, sân thi đấu dành cho Futsal nhỏ, số người ít, sự thay đổi giữa tấn công và phòng ngự nhanh, những quy tắc phòng ngự cũng biến đổi rất nhanh, vì vậy tổ chức thành công chiến thuật và vận dụng một cách thành thạo các chiến thuật là nhân tố quan trọng để dành thắng lợi trong thi đấu.

2. Phân loại chiến thuật futsal

Chiến thuật futsal được chia thành hai loại chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng ngự

Bảng 1: Phân loại chiến thuật bóng đá:

CT TẤN CÔNGCT PHÒNG NGỰ
CT TC CÁ NHÂN+ CT CỐ ĐỊNH + CT PN CÁ NHÂN
CT TC NHÓM+ CT CỐ ĐỊNH + CT PN NHÓM
CT TC TOÀN ĐỘI + CT CỐ ĐỊNH + CT PN TOÀN ĐỘI

3. Đội hình chiến thuật futsal

Đội hình thi đấu là chỉ sự bố trí sắp xếp vị trí các cầu thủ trên sân thi đấu, là hình thức phân công trách nhiệm và phối hợp lực lượng tấn công – phòng ngự của đội bóng. Lựa chọn đội hình phải căn cứ vào trình độ của cầu thủ đội nhà và đặc điểm của đối phương.

Đội hình là một bộ phận tạo nên chiến thuật, là tiền đề cơ bản giúp các cầu thủ xác định rõ nhiệm vụ của mình trên sân thi đấu, tạo điều kiện tốt để phát huy sở trường của mình và đặc điểm tấn công – phòng ngự của toàn đội. Mặc dù là sân thi đấu nhỏ, lực lượng ít, tiết tấu tấn công phòng ngự nhanh, các cầu thủ không ngừng thay đổi vị trí của mình, do đó đội hình trong thi đấu càng phải thay đổi linh hoạt. Chỉ có nắm bắt một cách chính xác và vận dụng thành thạo đội hình thì mới có thể dành thắng lợi trong thi đấu.

3.2. Đội hình thi đấu Futsal.

Đội hình thi đấu là chỉ sự bố trí sắp xếp vị trí các cầu thủ trên sân thi đấu, là hình thức phân công trách nhiệm và phối hợp lực lượng tấn công – phòng ngự của đội bóng. Lựa chọn đội hình phải căn cứ vào trình độ của cầu thủ đội nhà và đặc điểm của đối phương.

Đội hình là một bộ phận tạo nên chiến thuật, là tiền đề cơ bản giúp các cầu thủ xác định rõ nhiệm vụ của mình trên sân thi đấu, tạo điều kiện tốt để phát huy sở trường của mình và đặc điểm tấn công – phòng ngự của toàn đội. Mặc dù là sân thi đấu nhỏ, lực lượng ít, tiết tấu tấn công phòng ngự nhanh, các cầu thủ không ngừng thay đổi vị trí của mình, do đó đội hình trong thi đấu càng phải thay đổi linh hoạt. Chỉ có nắm bắt một cách chính xác và vận dụng thành thạo đội hình thì mới có thể dành thắng lợi trong thi đấu.

3.2.1. Đội hình 2-2

Đội hình 2-2 là kiểu đội hình chủ yếu trong thi đấu bóng đá 5 người. Căn cứ vào đặc điểm số lần thay đổi không ngừng của tấn công và phòng ngự trong thi đấu 5 người, biến đổi linh hoạt nên việc vận dụng kiểu đội hình 2-2 sẽ bảo đảm cho sự cân bằng giữa tấn công và phòng ngự. Khi phòng ngự, hai hậu vệ vận dụng phương pháp kèm người và bổ sung vị trí để phòng ngự, có thể ngăn chặn sự tấn công của hai tiền đạo đối phương. Hơn nữa, hai tiền đạo cũng có thể lui về phòng ngự, phối hợp, trợ giúp, tiếp sức cho hai hậu vệ. Sau khi có bóng chỉ cần nắm bắt được thời cơ, thông qua việc phối hợp nhanh chóng chuyền bóng từ giữa sân đột phá hàng rào phòng ngự của đối phương rồi sút vào cầu môn hoặc chuyền bóng vào áp đảo cầu môn. Kiểu đội hình 2-2 này rất phù hợp cho việc tấn công và phòng ngự toàn đội trong bóng đá Futsal. (Xem hình 3. 1)

(Hình 3.1)

3.2.2. Đội hình 3-1

Đội hình 3-1 là cách đánh rất điển hình của phòng ngự phản công. Do lực lượng trong bóng đá Futsal ít, không dễ dàng phòng ngự, cho dù trong trường hợp đối phương có sự phối hợp kỹ chiến thuật chặt chẽ và trình độ cao hơn so với đội nhà thì việc sử dụng đội hình 3-1 để các cầu thủ rút về nửa sân tiến hành phòng ngự nghiêm ngặt, kèm người chặt chẽ sẽ gây khó khăn cho đối phương trong việc phát huy những ưu thế về kỹ chiến thuật và tấn công đột ngột. Trong thời gian thi đấu, có thể tranh thủ thời cơ đối phương có sơ hở những khoảng trống, tiến hành phối hợp nhanh chóng tấn công đột phá và sút bóng vào cầu môn, hoặc chuyền bóng từ biên vào hoặc sử dụng phương pháp đánh vòng vào cầu môn. (Xem hình 3.2)

(Hình 3.2)

3.2.3. Đội hình 1-2-1

Đội hình 1-2-1 là kiểu đội hình được áp dụng để tăng cường sức mạnh tấn công và phòng ngự trong sân, tiến lên áp đảo sân đối phương, khi phòng ngự từ trong sân bắt đầu khống chế tổ chức tấn công, khống chế đối phương trong khoảng cách ghi bàn. Trong lúc đối phương tổ chức tấn công từ đường biên, tiền vệ một mặt phải có trách nhiệm khống chế đối phương, một mặt rút về kèm đối phương, trong khi kèm có thể bảo vệ và bổ sung vị trí khuyết. Thông qua sự phát động tấn công từ giữa sân của tiền đạo và tiền vệ, hoặc thông qua sự di chuyển linh hoạt của tiền vệ, tạo thành những giao diện cục bộ, tận dụng khoảng trống ở hai biên để tấn công để tiền vệ có thể dẫn bóng tới hai khoảng trống và tìm cơ hội sút cầu môn, tạo nên chiến thuật tấn công thay đổi liên tục.(Xem hình 3.3)

                                                                  (Hình 3.3)

3.2.4. Đội hình 2-1-1

Đội hình 2-1-1 được áp dụng để tăng cường thêm lực lượng tấn công và phòng ngự trong sân. Khi phòng ngự tập trung ở trung lộ, ngăn chặn đợt tấn công từ giữa sân và sự uy hiếp cầu môn của đối phương, phá vỡ đợt tấn công của đối phương từ giữa sân. Khi đối phương di chuyển từ biên vào giữa sân, do lực lượng ở giữa sân tập trung tương đối đông, có thể dùng biện pháp kèm người chặt, tranh cướp bóng và hậu vệ dùng đầu phá bóng thoát khỏi vòng vây của đối phương. Sau khi giành được bóng có thể tranh thủ đối phương sơ hở khoảng trống có thể chuyền bóng theo đường vòng để sút cầu môn. Lúc này ưu thế về người đang tập trung đông tại giữa sân, tiền đạo và tiền vệ đang ở vị trí ghi bàn rất tốt nên có thể tiến hành phối hợp nhanh chóng dẫn bóng tới khu vực gần cầu môn và sút bóng đột ngột. (Xem hình 3.4)

(Hình 3.4)

3.2.5. Đội hình 4-0

Đội hình 4-0 được áp dụng nhằm phát huy khả năng di chuyển tạo khoảng trống ở khu vực giữa sân, tăng cường thêm lực lượng tấn công, phá vỡ ý đồ phòng ngự pressing của đối phương từ giữa sân. Khi gặp đối phương có lối chơi bố trí số đông cầu thủ di chuyển áp sát dùng biện pháp kèm người chặt, tranh cướp bóng từ sân nhà, đội có bóng nên tích cực di chuyển ra hai biên hoặc thay đổi hướng và tốc độ di chuyển nhằm gây bất ngờ cho đối phương để đồng đội tranh thủ di chuyển vào khoảng trống ở giữa sân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyền bóng phối hợp, giành lại thế chủ động tấn công cầu môn đối phương. Khi mất bóng cầu thủ gần bóng nhất lập tức áp sát đối phương có bóng, gây áp lực trì hoãn và tìm cách đoạt lại bóng. Có như thế mới có thể tạo điều kiện cho đồng đội kịp thời gian quay về vị trí phòng ngự.

(Hình 3.5)

3.2.6. Đội hình Power Play

Thường được sử dụng trong những khoảng thời gian mà chúng ta muốn gây sức ép lớn lên đối phương nhằm tìm kiếm bàn thắng. Tận dụng việc sử dụng thủ môn như cầu thủ tấn công thứ 5 để buộc đối phương rơi vào tình thế phòng thủ thiếu người. Các cầu thủ thường sử dụng những đường chuyền bóng sệt, chính xác, kiểm soát bóng an toàn và chuyển hướng đột ngột để buộc đội hình phòng thủ của đối phương phải di chuyển liên tục từ đó xuất hiện sơ hở. Ở đội hình này hai cầu thủ chơi ở phía trên có xu hướng hơi bó vào trong (hoặc lùi về giữa làm tường) nhằm tạo khoảng trống cho 2 cầu thủ tuyến sau dâng cao dứt điểm cầu môn. Tuy nhiên chơi với đội hình này thường rất mạo hiểm vì thế nó chỉ thường được sử dụng khi bị đối phương dẫn bàn và gần hết thời gian. Cách vận dụng đội hình này cũng thay đổi thường xuyên cho phù hợp với những thay đổi về luật. Các biến thể của đội hình Power Play thường sử dụng: đội hình 3-2; 4-1, 2-1-2…thiên về lấy tấn công làm chủ đạo. (Xem hình 3.6)(Hình 3.6)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*