Mách mẹ cách Giúp con cao lớn vượt trội

Mẹ thân mến!

Chúng tôi xin đi vào bài toán trực diện vấn đề:

Có phải cha mẹ đều thấp chỉ có thể sinh ra những đứa con thấp bé hay không?

Vấn đề tiếp theo chúng tôi xin đề cập tới:

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ 

Theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, chiều cao ở trẻ em Việt Nam đang nằm ở mức thấp nhất tại khu vực Đông Nam Á. Đây chính là hệ quả của quá trình  mất cân bằng trong quá trình chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, trẻ thiếu chất dẫn đến suy dinh dưỡng hay hạn chế về vận động khiến cho chiều cao của trẻ không thể phát triển tối ưu.  Các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy rằng chiều cao chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: mạnh nhất là yếu tố dinh dưỡng (32%), sau đó là yếu tố di truyền (23%), vận động thể lực (20%), môi trường, ánh nắng, tình hình bệnh tật, giấc ngủ chiếm 25%.

Trong đó dinh dưỡng và thể dục thể thao là 2 bánh xe thúc đẩy quá trình phát triển thể chất bé một cách tốt nhất.

Yếu tố di truyền 23%

Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao ở trẻ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ đang có tình trạng thấp bé vẫn có thể yên tâm về khả năng phát triển chiều cao của con trong tương lai nếu có “chiến lược” cải thiện vóc dáng đúng cách cho con. 

Bộ gen là không thể thay đổi nhưng các yếu tố khác vẫn có thể can thiệp để cải thiện tầm vóc, trí tuệ thông qua những yếu tố như: dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, môi trường sống…

Thời kỳ mang thai 

Suốt 9 tháng 10 ngày con yêu lớn lên trong bụng mẹ là khoảng thời “vàng” mà bố mẹ có thể chuẩn bị để con có thể phát triển chiều cao tối ưu sau này. 

Để làm được điều này mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi phù hợp. Song song đó, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể cũng như giúp trẻ tăng chiều cao tối đa khi chào đời, tiền đề cho sự phát triển chiều cao vượt bậc cho sau này. 

Dinh dưỡng 32%

Sự ảnh hưởng từ 32% yếu tố dinh dưỡng góp phần quan trọng quyết định đến khả năng tăng chiều cao ở trẻ. Những nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng thiếu chiều cao ở trẻ là do chế độ ăn nhiều tinh bột, đường, tiêu thụ nhiều chất béo, nhưng lại uống ít sữa và thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết. 

Nhất là các khoáng chất có lợi trong việc phát triển chiều cao như canxi, photpho, magie, kẽm, sắt… lại có rất nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa.

 Điều quan trọng nhất là, bố mẹ nên chuẩn bị kỹ lưỡng thực đơn hằng ngày cho trẻ, nên cho trẻ ăn uống đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm có lợi và cho trẻ uống đầy đủ đơn vị sữa tăng chiều cao theo khuyến cáo của các chuyên gia.  

Tập luyện thể thao 20%

Một thông tin đáng buồn là Việt Nam đang nằm trong danh sách “Top 10 quốc gia lười vận động” nhất thế giới. Và có lẽ thói quen không tốt này được bắt đầu ngay khi trẻ còn rất nhỏ. Việc tập luyện thể dục – thể thao thường xuyên, chọn môn thể thao thích hợp,  cường độ phù hợp với thể chất và tình trạng sức khỏe của trẻ là “chìa khoá” góp phần mở đường cho trẻ phát triển chiều cao vượt trội.

 Thay vì để con dành nhiều thời gian xem TV, đọc truyện hay chơi game. Bố mẹ nên chủ động khuyến khích con tích cực vận động ngoài trời nhiều hơn bằng việc tập luyện các môn thể thao giúp phát triển chiều cao như: bơi lội, bóng rổ, cầu lông, đạp xe…

Giấc ngủ

Rất nhiều bố mẹ thắc mắc rằng dù đã cho con ăn đủ chất, vận động thường xuyên nhưng vẫn chưa thể cao lớn như mong muốn. Rất có thể bố mẹ đang không chú ý đến giấc ngủ của con. Do nhịp sống quá tất bật, nhiều gia đình thường có xu hướng ngủ rất muộn và con cái cũng vì thế sẽ ngủ muộn theo. 

Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình ngủ sâu ở trẻ, kéo theo việc cơ thể không thể hấp thu tốt hormone tăng trưởng (GH), vô tình làm mất đi cơ hội giúp trẻ phát triển chiều cao tốt nhất. 

Hormone GH (Growth Hormone) do tuyến yên tiết ra, có chức năng kích thích sự tăng trưởng gần như toàn bộ tế bào trong cơ thể, giúp cơ thể cao lớn hơn. Tuy nhiên, nồng độ hormone GH cao nhất đạt đỉnh lúc 0 giờ trong khi cơ thể đang ngủ sâu giấc. Do đó để hấp thu GH tốt nhất, trẻ bắt buộc phải ngủ trước 10 giờ và ngủ sâu giấc.

Môi trường sống 

Dù không phải là yếu tố mang tính quyết định đến khả năng phát triển chiều cao ở trẻ. Tuy nhiên, yếu tố từ môi trường sống bên ngoài tưởng chừng như rất nhỏ này vẫn có thể là những nguyên nhân tiềm ẩn gây hại đến sự phát triển chiều cao, thể chất và sức khỏe của trẻ. Nên trang bị cho trẻ một môi trường sống thoải mái và trong lành, hạn chế sự ô nhiễm không khí; nước, thuốc lá, tiếng ồn. 

Tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết cho trẻ để tránh trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Không được lạm dụng các loại kháng sinh liều cao trong thời gian dài, chỉ dùng thuốc khi có sự tư vấn của bác sĩ. 

Dậy thì sớm 

Hệ quả của trẻ dậy thì sớm chính là thường bị thấp bé hơn so với các bạn cùng trang lứa và không “đạt đỉnh” chiều cao như mong đợi. Tình trạng này thường thấy là trẻ sẽ phát triển rất nhanh so với các trẻ khác nhưng sau đó cũng chững lại rất nhanh và không thể cao thêm. Dậy thì sớm thường xảy ra trước 8 tuổi đối với bé gái và 9 tuổi đối với bé trai và góp phần cản trở và kìm hãm khả năng tăng chiều cao ở trẻ. 

Nguyên nhân là do xương của trẻ trưởng thành nhanh hơn bình thường, các đầu xương sẽ bị cốt hóa sớm và đóng khép sớm, khiến cho thời gian sinh trưởng của bé bị rút ngắn.  

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ, bố mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng quá trình phát triển của trẻ. Khi có bất kỳ nghi ngờ nào về quá trình dậy thì sớm, cần cho trẻ thăm khám tại các địa chỉ uy tín để có biện pháp can thiệp kịp thời trước khi quá muộn.

3 giai đoạn vàng tăng chiều cao cho trẻ

Với trẻ em, có 3 giai đoạn “VÀNG” đánh dấu sự phát triển nhanh về chiều cao mà ba mẹ cần lưu ý:

Thời kỳ bào thai

Thực tế chứng minh, trẻ có thể phát triển vượt trội về chiều cao vào giai đoạn trước tuần thứ 15 của thai kỳ, đặt cột mốc quan trọng ghi nhớ phát triển chiều cao về sau.  

 Cụ thể Bắt đầu ở tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của em bé đã được hình thành và phát triển nhanh chóng, bắt đầu có sự phân chia các bộ phận rõ ràng. Tháng 5 -6, khớp tay và chân có thể cử động. Sáng tháng 7 – 8, đã phát triển cơ quanh xương. Và đến tháng cuối cùng của thai kỳ, xương của bé đã hình thành xương cứng với đầy đủ các bộ phận nhưng sẽ rất mềm. 

Theo khuyến cáo của bộ Y tế, trong suốt 9 tháng mang thai cân nặng của mẹ bầu tăng từ 10 – 12kg thì em bé sinh ra sẽ đạt chiều cao chuẩn > 50cm (tương ứng cân nặng lúc sinh khoảng 3kg).

Giai đoạn từ 0 – 2 tuổi  

Hành trình 1.000 ngày đầu đời (từ khi trẻ là bào thai cho đến 24 tháng tuổi) là giai đoạn vàng để phát triển chiều cao và thể chất vượt trội. Vì trẻ nhỏ dưới 12 tháng có tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Lúc này, trẻ có thể nặng gấp 3 lần cân nặng lúc mới sinh và chiều dài nằm (chiều cao của trẻ) cũng tăng gấp rưỡi chiều dài lúc mới sinh vào cuối năm thứ 1. 

Nếu được nuôi dưỡng đầy đủ, cẩn thận trẻ có thể tăng 25cm trong 1 năm đầu và tăng 10cm vào năm tiếp theo. Vậy là, chỉ với 2 năm đầu đời trẻ có thể phát triển chiều cao đến 35cm. Một con số vô cùng ấn tượng và rất khó thể có thể lấy lại được sau này. Sau đó, trẻ chỉ tăng trung bình khoảng 5cm một năm ở các năm 2 tuổi đến 10 tuổi.

Giai đoạn dậy thì

Dậy thì là cơ hội “cuối cùng” giúp trẻ tăng tốc phát triển chiều cao tối đa. Dinh dưỡng và vận động cũng góp phần “đánh thức” tối đa chiều cao tiềm năng ở tuổi tiền dậy thì. 

Ở giai đoạn tiền dậy thì (8-10 tuổi đối với nữ và 9-11 tuổi đối với nam), chiều cao của bé gái tăng mỗi năm khoảng 6-10 cm đạt đỉnh 10-12cm vào năm dậy thì và bé trai là 7-12cm đạt đỉnh 12 -15cm vào năm dậy thì. Qua giai đoạn này, chiều cao tăng chậm lại, chỉ khoảng 2-3 cm một năm.

Tuy nhiên, bố mẹ không chỉ nên tập trung chăm sóc giúp trẻ tăng chiều cao khi trẻ đã bước vào giai đoạn dậy thì (trẻ có kinh nguyệt hay xuất tinh lần đầu tiên), vì có thể là đã muộn. Mà xuyên suốt hành trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ nên chuẩn bị phương pháp chăm sóc tốt nhất cùng chế độ dinh dưỡng, vận động lý tưởng nhất. 

>> Tìm hiểu thêm: Bí quyết tăng chiều cao tuổi dậy thì

Bí quyết giúp trẻ tăng chiều cao nhanh chóng

Vì yếu tố di truyền không thể thay đổi nên bố mẹ cần tập trung vào các yếu tố giúp bé phát triển chiều cao, bao gồm: chế độ dinh dưỡng, vận động và lối sống.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng để bé tăng chiều cao

Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng NutriHome (khu vực miền Bắc), dinh dưỡng là yếu tố quan trọng bậc nhất, quyết định 32% sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Do đó, trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú, người mẹ phải được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là chất đạm, sắt, i-ốt, axit folic, axit béo không no…Trẻ sau khi sinh cần được duy trì bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Trong sữa mẹ chứa nguồn canxi dồi dào, dễ hấp thu, giúp tăng chiều cao cho trẻ

Trẻ cần được xây dựng chế độ ăn khoa học theo từng độ tuổi với khẩu phần ăn phù hợp để bé được phát triển và tăng chiều cao tốt nhất. Nếu trẻ thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, hoặc thừa năng lượng gây thừa cân, béo phì. 

Bữa ăn của trẻ cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm chất bột đường (cơm, bánh mì, khoai, ngô…), chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ…), chất béo (dầu mỡ, sữa và các chế phẩm từ sữa…) cùng các loại vitamin và khoáng chất.

Đặc biệt, mẹ cũng cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi (thường có trong tôm cua, đậu phụ, các loại rau màu xanh đậm, sữa và các chế phẩm từ sữa…) vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. PGS.TS.BS Lê Bạch Mai nhấn mạnh, phụ huynh cần bổ sung  đầy đủ vitamin D cho trẻ nhằm giúp vận chuyển canxi từ ruột vào máu hỗ trợ tạo xương và giúp xương phát triển.

Khuyến khích con vận động thường xuyên

Vận động vừa phải, phù hợp với thể trạng có tác dụng kéo dài các cơ, giúp xương bé chắc khỏe. Đồng thời, việc vận động cũng giúp cơ thể tăng cường sản sinh hormone tăng trưởng để tăng chiều dài của xương.

Bên cạnh giấc ngủ sâu, hormone GH cũng sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi trẻ vận động.  Hơn thế, sau thời gian vận động cực lực, cơ thể sẽ được giải phóng năng lượng, khiến trẻ ăn uống ngon miệng hơn, ngủ ngon và sâu giấc hơn, cơ thể phát triển tốt hơn. 

Với trẻ dưới 3 tuổi, bố mẹ nên khuyến khích con chơi các trò vận động tay chân. Với bé lớn hơn, phụ huynh có thể cho bé làm quen dần với các môn thể thao như đạp xe, bơi lội, chạy bộ, bóng rổ… ít nhất 60 phút/ngày.

Nhờ thói quen đi xe đạp mỗi ngày, chiều cao của người Hà Lan đang dẫn đầu thế giới hiện nay. Với trẻ em Việt, chiều cao có thể tăng lên đáng kể nếu rèn được thói quen đạp xe đúng cách.

>> Xem thêm: Các bài tập tăng chiều cao cho trẻ

Chú ý đến giấc ngủ của trẻ 

Ngoài chế độ dinh dưỡng và vận động, những thói quen hằng ngày cũng ảnh hưởng nhất định đến quá trình tăng chiều cao cho bé, đặc biệt là giấc ngủ.

 Như đã nói ở trên hệ xương của trẻ phát triển mạnh vào lúc ngủ, đặc biệt là trong khung giờ 22h – 3h sáng hàng ngày, đạt đỉnh lúc 0h. Đây là lúc hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều nhất, giúp xương tăng khả năng hấp thụ canxi. Vì thế, bố mẹ nên tập  cho trẻ thói quen ngủ sớm, trước 21h với trẻ chưa đi học, và trước 22h với trẻ đã đi học.

Để con được ngủ ngon và sâu giấc, phụ huynh cũng nên chú ý đến không gian phòng ngủ, đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ; gối chăn mềm mại, dễ chịu; quần áo bé mặc rộng rãi, thoải mái…

Tạo ra môi trường sống tốt cho trẻ

Bố mẹ không nên để con tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử vì chúng có thể gây nghiện và ảnh hưởng đến quá trình tăng chiều cao của trẻ.  Thay vì tạo điều kiện cho trẻ học tập và vui chơi nhiều hơn ở ngoài trời cùng các hoạt động bổ ích. 

 Bên cạnh đó, để chiều cao phát triển tốt nhất, bé cần được sống trong môi trường vui vẻ, hạnh phúc, không khí trong lành. Vì vậy, bố mẹ cần hạn chế hút thuốc lá, hạn chế dùng các chất kích thích; tránh căng thẳng, xung đột gia đình; khi dạy con, thay vì dùng đòn roi, la mắng, nên thể hiện sự quan tâm bằng tình yêu thương.

Cải thiện tư thế cho trẻ 

Các thói quen về tư thế từ nhỏ ở trẻ góp phần làm nên vóc dáng lý tưởng sau này. Trẻ ngồi sai tư thế quá lâu khi học bài, đeo vác cặp xách quá nặng so với cơ thể có thể ảnh hưởng đến xương khớp. Các bạn liên quan đến cong vẹo cột sống, gù lưng… đều khó phát triển chiều cao ở trẻ. 

Bố mẹ nên điều chỉnh các tư thế đứng cho trẻ trong các hoạt động thường ngày, nên luyện cho trẻ đứng thẳng và ngồi thẳng lưng để tạo nên những thói quen tốt cho trẻ ngay từ nhỏ. 

 Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 

Việc kiểm tra và tầm soát toàn diện sức khoẻ, dinh dưỡng cho trẻ sẽ giúp bố mẹ nắm bắt chính xác và phát hiện các vấn đề mà con trẻ đang gặp phải và kịp thời can thiệp bằng giải pháp hữu ích. Vì cân nặng, chiều cao của trẻ cũng là một chỉ số quan trọng nói lên tình trạng sức khỏe bên trong của trẻ. Định kỳ 6 tháng/1 lần bố mẹ nên cho trẻ đến thăm khám tại các địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín. 

Hiện nay, bố mẹ có thể cho trẻ đến tầm soát và thăm khám tại Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome. Địa chỉ uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với hệ thống 7 trung tâm đang hoạt động  TP.HCM và Hà Nội. 

Tại đây, trẻ sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm thăm khám, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn phù hợp sở thích cũng như hướng dẫn các bài tập rèn luyện thể chất hàng ngày nhằm hỗ trợ tăng trưởng chiều cao tối đa.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*