Cách xử lý nhanh khi bị chuột rút trong bóng đá

Cách xử lý nhanh khi bị chuột rút trong bóng đá.

Chuột rút là hiện tượng cơ bắp bị co cứng không chủ động duổi ra được. Trong khi chơi đá bóng thường gặp hiện tượng chuột rút ở cơ tam đầu cẳng chân, nhóm cơ gấp ngón bàn chân thứ nhất và nhóm cơ bụng.

Nguyên nhân bị chuột rút khi chơi thể thao, bóng đá

-Do bị lạnh: tập luyện trong những ngày thời tiết lạnh rét, nếu khởi động không kỹ thì cơ bắp dễ bị chuột rút. Hay bị nhiều nhất ở các môn bơi lội, điền kinh đặc biệt các môn bóng.

– Nguyên nhân bị chuột rút khi chơi thể thao thường gặp nhất là do khởi động không kỹ trước khi tập luyện, khiến cơ dễ bị co rút. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể với những động tác ít được tập luyện;

– Vận động mạnh và quá sức, trong khi tập luyện và thi đấu, việc cơ bắp phải liên tục co rút nhanh và thả lỏng không đầy đủ hoặc quá ngắn, trong một thời gian dài sẽ dẫn đến chuột rút, nguyên nhân này thường gặp ở những người mới tập hoặc trình độ tập luyện kém.

-Chơi thể thao trong môi trường quá nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi làm cơ thể bị mất nước và các chất điện giải như kali, magie, calci, muối,… gây ra hiện tượng chuột rút khi chơi thể thao.

-Tập luyện mệt mỏi, việc đào thải các sản phẩm trao đổi chất giảm, trong cơ bắp bị tích tụ lượng axit lactic lớn. Đây chính là nguyên nhân làm cho cơ bắp bị co cứng và gây ra hiện tượng chuột rút

Cách xử trí chuột rút khi chơi thể thao, đá bóng

– Dừng vận động ngay;

-Kéo căng cơ bị chuột rút theo hướng ngược lại đến lúc cơ đó không tự co lại nữa, sau đó dùng các kỹ thuật xoa bóp để xoa bóp cục bộ các cơ bị chuột rút. Chú ý sử dụng lực xoa bóp tương đối mạnh, cuối cùng có thể bấm huyệt ủy trung, thừa sơn, dũng truyền.

Kéo căng cơ bị chuột rút theo hướng ngược lại
Bấm huyệt ủy trung
Bấm huyệt thừa sơn
Bấm huyệt dũng tuyến

– Nếu đang chơi thể thao trong thời tiết nóng thì cần vào nghỉ ở khu vực thoáng mát;

– Nhẹ nhàng xoa bóp vùng cơ bị đau. Thực hiện động tác kéo giãn cơ bị rút và giữ ở tư thế đến khi hết bị co rút. Tránh làm những động tác gây đau và co rút cơ;

– Chườm nóng vùng cơ đang bị co rút trước, sau đó chườm lạnh vùng cơ đau;

– Uống bù nước và chất điện giải cho cơ thể;

– Nếu bị chuột rút khi chơi thể thao nhiều lần, hoặc bị chuột rút kéo dài, không cải thiện khi đã xử trí bằng các biện pháp trên, nên gọi cấp cứu hoặc đến khám bác sĩ chuyên khoa y học thể thao.

Phòng ngừa chuột rút khi chơi thể thao

Chuột rút khi chơi thể thao có thể xảy ra nếu vận động quá nặng và không điều độ. Vì vậy, để tránh bị chuột rút khi chơi thể thao cần duy trì lịch tập luyện đều đặn và với mức độ vừa phải, phù hợp với sức cơ thể.

Khởi động, làm nóng đúng cách và đủ thời gian trước khi chơi. Đặc biệt là các động tác kéo giãn cơ cẳng chân, cơ đùi.

Uống đủ nước: Mất nước là một trong những nguyên nhân gây ra chuột rút. Do đó, hãy uống đủ nước để có thể bảo vệ cơ bắp khi chơi thể thao; Bổ sung muối, chất điện giải, và carbonhydrat bằng các chế phẩm dùng cho thể thao hay các thực phẩm thích hợp.

Nên đến bác sĩ chuyên khoa y học thể thao tư vấn nếu bạn lớn tuổi, đang mắc một số bệnh hay đang uống thuốc đặc trị mà muốn chơi thể thao.

Hi vọng trong khuôn khổ bài viết của trung tâm dạy bóng đá nam việt sẽ cho biết NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHUỘT RÚT TRONG KHI CHƠI ĐÁ BÓNG VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ CHUỘT RÚT giúp ích cho những người hay bị chuột rút biết cách phòng tránh, cũng như các HLV biết cách sơ cứu VĐV bị chuột rút.

Trên đây là cách xử lý nhanh khi bị chuột rút. Mọi người tham khảo nhé

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*