Các phương pháp dạy học bóng đá

TỔNG QUAN

“Không có giảng dạy thì không có huấn luyện, giảng dạy là quá trình đầu tiên của huấn luyện, và ngược lại không có huấn luyện thi không nâng cao được thành tích thể thao. Trong giảng dạy đã có huấn luyện, quá trình dạy một động tác phải lặp lại nhiều lần đó là huấn luyện”

Nhằm cung cấp các kiến thức, phương pháp cho Quý Thây Cô, HLV thể dục thể thao trẻ chung tôi HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN TDTT CƠ BẢN

Các bạn Thầy Cô giáo TDTT nên có cuốn sách này – LH 092002728

Trong quá trình dạy học các môn TDTT đứng trước nhiều mục tiêu, nhiều đặc điểm, nhiều tầng bậc, nhiều phương pháp thì chỉ có những phương pháp nào có mục đích rõ ràng, phù hợp với yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ dạy học, đồng thời có tính gợi mở và tính có thể tiếp thu đối với học sinh mới có thể đạt được hiểu quả giáo dục khả quan. Điều này vừa phụ thuốc năng lực cùa người thầy và sự hiểu biết về phương pháp dạy học các môn TDTT và kỹ năng vận dụng vủa giáo viên.

Video Giảng viên Trịnh Đình Dương ĐH TDTT đang dạy cac em học viên Nam Việt làm quyen với bóng

Có những phương pháp cơ bản sau đây:

I PHƯƠNG PHÁP CHỈ ĐẠO TRONG DẠY HỌC TDTT

Là phương pháp giáo viên tiến hành chỉ đạo việc học tập của học sinh. Giáo viên chỉ đạo học sinh học tập chủ yếu thông qua các phương pháp như ngôn ngữ, trực quan, hoàn chỉnh, và phân giải, phòng ngừa và sữa chữa sai sót động tác…vv

1.Nhóm Phương pháp ngôn ngữ:

Là nhóm phương pháp dùng các hình thức lời nói để chỉ đạo học sinh học tập nhằm đạt yêu cầu dạy học. Sử dụng chính xác phương pháp ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học. Nó có thể giúp học sinh tường minh nhiệm vụ học tập.

Nhóm Phương pháp ngôn ngữ có nhiều hình thức, chủ yếu bao gồm:

a/Giảng giải: là hình thức phổ biến và chủ yếu nhất của phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong dạy học TDTT. Nó dùng chủ yếu để cho giáo viên sử dụng ngôn ngử để thuyết minh cho học sinh hiểu rõ nhiệm vụ dạy học, tên động tác, và tác dụng của nó.

-Phương pháp thuyết trình: là Phương pháp giáo viên dùng ngôn từ ngắn gọn để tiến hành giảng giải. Nó thường dùng để công bố nhiệm vụ, nội dung, giảng giải động tác và yêu cầu buổi học.

Vidu: Sau khi tâp hợp lớp xong Thầy nói hôm nay ta học 2 bài tập

Video Giang viên Trịnh Đình Dương đang dùng phương pháp thuyết trình

-/Phương pháp khái yếu: Là phương pháp tùy theo yếu lĩnh thực hiện kỹ thuật động tác để quy nạp thành yếu điểm, sau đó tiến hành giảng giải từng động tác một. Vidu: đá bóng gồm 5 giai đoạn: chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng, tiếp xúc, kết thúc.

Hình ảnh 5 giai đoạn đá bóng

-/Phương pháp nêu bật chủ đề: Là phương pháp nhấn mạnh vấn đề chủ yếu khi dạy học nhằm làm nổi bật trọng điểm, điểm khó, mấu chốt và tồn tại. Vidu: ở 3 bước lên rổ “có thể quy nạp kỹ thuật là 1 đại, 2 tiểu, 3 nhảy” thì khâu mấu chốt cần nêu nỗi bật là nhảy lên ném rổ. Phương pháp này có lợi cho học sinh tiến hành tập luyện có trọng tâm để nắm vững Kỹ thuật động tác. (5 gd đá bóng, thì tiếp xúc là quan trọng nhất).

-/Phương pháp so sánh: Là phương pháp lấy 2 mặt đối ứng so sánh với nhau để chỉ ra sự khác biệt, đúng sai, ưu nhược…vv..giữa chúng. Giảng giải so sánh có tác dụng gợi mở rất lớn, làm cho học sinh có sự lý giải và nhận thức càng thêm cụ thể, rõ ràng.

-/phương pháp hỏi đáp: Là Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh, sau đó tiến hành giảng giải. Cách này có thể làm tăng sự chú ý của học sinh, gợi ý HS tư duy tích cực, bồi dưỡng năng lực diễn đạt ngôn ngữ cho học sinh.

Vidu: đá bóng gồm mấy giai đoạn? mời học sinh trả lời

-/Phương pháp liên hệ: Là căn cứ yêu cầu dạy học tiến hành giảng giải có thể liên hệ với thực tế. Phương pháp này có tính hấp dẫn với ngươi nghe, làm cho học sinh có được sự gợi ý cụ thể, sinh động và hiệu quả. Ngoài ra còn có các những hình thức giảng giải khác như phương pháp tỷ dụ, dẫn chứng, cổ vũ, ôn cố tri ân, lặp lại….Trong dạy học TDTT có thể căn cứ nhu cầu thực tế để sử dụng hay phối hợp sử dụng.

Yêu cầu đối với Phương pháp gaingr giải

-Giảng giải cân có mục đích chính xác và có ý nghĩa giáo dục

-giảng giải cần chính xác có tính khoa học

-Giảng giải cần đơn giản, dễ hiểu

-Giảng giải cần có tính gợi mở.

b.Khẩu lệnh và chỉ thị: Là hình thức GV căn cứ yêu cầu dạy học sử dụng phương pháp mệnh lệnh để chỉ đạo học sinh luyện tập.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*