Xử lý nhanh các chấn thương trong bóng đá , HLV, PH, Cha mẹ cần biết

Top 2 trung tâm dạy bóng đá người lớn tốt nhất ở TP. HCM hiện nay
Top 2 trung tâm dạy bóng đá người lớn tốt nhất ở TP. HCM hiện nay

Xử lý nhanh các chấn thương trong bóng đá , HLV, PH, Cha mẹ cần biết

CHẤN THƯƠNG LÀ KỄ THÙ CỦA THỂ THAO.

Có thể nói tác động của thể thao là vô cùng to lớn đối với sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên trong quá trịnh tập luyện và thi đấu thể thao lại thường xuyên dẫn đến những chấn thương vô cùng nghiêm trọng và cang nghiêm trọng hơn là không biết cách xử lý một cách kịp thời hiệu quả các chấn thương, dẫn đến tàn phế, từ bỏ sự nghiệp TDTT. Đặc biệt trong hoạt động tập luyện và thi đấu bóng đá là một trong những môn thể thao có nhiều chấn thương nhất.

Trong bóng đá hay bất kỳ môn thể thao nào cũng thường xảy ra những chấn thương mà mình không mong muốn.  Với bất kì chấn thương nào, bạn cũng nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời. Nhưng trước đó, việc sơ cứu vết thương có thể giúp bạn hạn chế mức độ nghiêm trọng của vết thương, nó quyết định tới trên 50% kết quả điiều trị của bác sĩ sau này. Vì vậy, hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về xử lí chấn thương ban đầu trong bóng đá nhé.

Top 2 trung tâm dạy bóng đá người lớn tốt nhất ở TP. HCM hiện nay
Quý Thầy Cô Bộ Môn Bóng Đá Trường ĐH TDTT TpHCM

A. CÁC CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG KHI TẬP VÀ THI ĐẤU BÓNG ĐÁ VÀ CÁCH XỬ LÝ NHANH HIỆU QUẢ

CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP THỨ 1:

CHẢY MÁU CAM

Chảy máu cam (hay còn gọi là chảy máu mũi) là hiện thượng vô cùng phổ biến. Theo ước tính của giới chuyên môn, 60% dân số thế giới đều phải gặp ít nhất một lần. Trong khuôn khổ của bài viết chúng tôi muốn giới thiệu cách xử lý bé bị chảy mau cam khi đá bóng.

I. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẢY MÁU CAM

1.Các bé có sức khỏe không tốt, khi bị tác động của bóng, đồng đội, đối phương va chạm vào sống mũi, vách nghăn mũi làm vở màng chắn thì máu sẽ chảy ra từ một bên mủi hoặc cả hai sóng mủi.

2.Khi tập chơi bóng hoặc ở dưới Khí hậu nắng nóng, khô gắt: Thời tiết nắng nóng, hanh khô chính là một trong những nguyên nhân chảy máu cam hàng đầu, đặc biệt là đối với những ai có vách nghăn mũi lệch. Khi hít vào, khí nóng đi qua ở trong một diện tích hẹp sẽ đẩy nhanh tốc độ di chuyển lên rất lâu. Chính vì thế, tình trạng nũi khô nhanh hơn xuất hiện, gây kích thích, làm hắt xì và rồi chảy máu cam

3.Các bé bị bệnh viêm mũi dị ứng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tạo ra bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Thông thường dị ứng sẽ làm mô dọc mũi sưng lên, làm mao mạch dản nở. Nếu căng giãn quá mức thì mô sẽ bị vỡ. Gây chảy máu cam

4.Thiếu vitamin C: Đây là thành phần dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Thiếu vitamin C sẽ dẩn đến tình trạng mệt mỏi, da và tóc khô, xuất huyết dưới da, chảy máu lợi, vết thương chậm lành…trong đó có cả chảy máu mũi

II.CÁCH XỬ LÝ

-Cho người bị ngồi xuống và cúi đầu xuống đất cho máu chảy ra, không để bệnh nhân nằm hoặc ngữa ra sau để trào ngược máu, gây buồn nôn, thậm chí là đông máu. Nếu máu chảy vào miệng thì bào người bị nhổ ra.

-Dùng tay ấn mạnh vào cánh mũi bị chảy, nếu bị chảy 2 bên thì chúng ta đè mạnh cả hai cánh mũi từ 1-5 phút cho tới khi máu hết chảy thì buông tay ra (lưu ý chúng chúng ta đè lên cánh mũi làm sao người bị vẫn thở được).
-Cũng có thể để một cục đá lạnh lên cánh mũi cũng có thể giúp cầm máu. Đưa người bị vào ngồi nghỉ ngơi

CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP THỨ 2 TRONG BÓNG ĐÁ

CHUỘT RÚT

Chuột rút là hiện tượng cơ bắp bị co cứng không chủ động duổi ra được. Trong khi chơi đá bóng thường gặp hiện tượng chuột rút ở cơ tam đầu cẳng chân, nhóm cơ gấp ngón bàn chân thứ nhất và nhóm cơ bụng.

A. Nguyên nhân bị chuột rút khi chơi thể thao

-Do bị lạnh: tập luyện trong những ngày thời tiết lạnh rét, nếu khởi động không kỹ thì cơ bắp dễ bị chuột rút. Hay bị nhiều nhất ở các môn bơi lội, điền kinh đặc biệt các môn bóng.

– Nguyên nhân bị chuột rút khi chơi thể thao thường gặp nhất là do khởi động không kỹ trước khi tập luyện, khiến cơ dễ bị co rút. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể với những động tác ít được tập luyện;

– Vận động mạnh và quá sức, trong khi tập luyện và thi đấu, việc cơ bắp phải liên tục co rút nhanh và thả lỏng không đầy đủ hoặc quá ngắn, trong một thời gian dài sẽ dẫn đến chuột rút, nguyên nhân này thường gặp ở những người mới tập hoặc trình độ tập luyện kém.

-Chơi thể thao trong môi trường quá nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi làm cơ thể bị mất nước và các chất điện giải như kali, magie, calci, muối,… gây ra hiện tượng chuột rút khi chơi thể thao.

-Tập luyện mệt mỏi, việc đào thải các sản phẩm trao đổi chất giảm, trong cơ bắp bị tích tụ lượng axit lactic lớn. Đây chính là nguyên nhân làm cho cơ bắp bị co cứng và gây ra hiện tượng chuột rút

B. Cách xử trí chuột rút khi chơi thể thao

– Dừng vận động ngay;

-Kéo căng cơ bị chuột rút theo hướng ngược lại đến lúc cơ đó không tự co lại nữa, sau đó dùng các kỹ thuật xoa bóp để xoa bóp cục bộ các cơ bị chuột rút. Chú ý sử dụng lực xoa bóp tương đối mạnh, cuối cùng có thể bấm huyệt ủy trung, thừa sơn, dũng truyền.

Kéo căng cơ bị chuột rút theo hướng ngược lại
Bấm huyệt ủy trung
Bấm huyệt thừa sơn
Bấm huyệt dũng tuyến

– Nếu đang chơi thể thao trong thời tiết nóng thì cần vào nghỉ ở khu vực thoáng mát;

– Nhẹ nhàng xoa bóp vùng cơ bị đau. Thực hiện động tác kéo giãn cơ bị rút và giữ ở tư thế đến khi hết bị co rút. Tránh làm những động tác gây đau và co rút cơ;

– Chườm nóng vùng cơ đang bị co rút trước, sau đó chườm lạnh vùng cơ đau;

– Uống bù nước và chất điện giải cho cơ thể;

– Nếu bị chuột rút khi chơi thể thao nhiều lần, hoặc bị chuột rút kéo dài, không cải thiện khi đã xử trí bằng các biện pháp trên, nên gọi cấp cứu hoặc đến khám bác sĩ chuyên khoa y học thể thao.

Phòng ngừa chuột rút khi chơi thể thao

Chuột rút khi chơi thể thao có thể xảy ra nếu vận động quá nặng và không điều độ. Vì vậy, để tránh bị chuột rút khi chơi thể thao cần duy trì lịch tập luyện đều đặn và với mức độ vừa phải, phù hợp với sức cơ thể.

Khởi động, làm nóng đúng cách và đủ thời gian trước khi chơi. Đặc biệt là các động tác kéo giãn cơ cẳng chân, cơ đùi.

Uống đủ nước: Mất nước là một trong những nguyên nhân gây ra chuột rút. Do đó, hãy uống đủ nước để có thể bảo vệ cơ bắp khi chơi thể thao; Bổ sung muối, chất điện giải, và carbonhydrat bằng các chế phẩm dùng cho thể thao hay các thực phẩm thích hợp.

Nên đến bác sĩ chuyên khoa y học thể thao tư vấn nếu bạn lớn tuổi, đang mắc một số bệnh hay đang uống thuốc đặc trị mà muốn chơi thể thao.

Hi vọng trong khuôn khổ bài viết của trung tâm dạy bóng đá nam việt sẽ cho biết NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHUỘT RÚT TRONG KHI CHƠI ĐÁ BÓNG VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ CHUỘT RÚT giúp ích cho những người hay bị chuột rút biết cách phòng tránh, cũng như các HLV biết cách sơ cứu VĐV bị chuột rút.

CHẤN THƯỜNG GẶP TRONG BÓNG ĐÁ THỨ 3

CHẤN THƯƠNG KHỚP

a) Trật khớp

Đây là trường hợp xảy ra khá phổ biến của các anh trên sân bóng. Với chất lượng sân bóng kiểu “tạp nham’ của Việt Nam hiện nay, tình trạng trật khớp sẽ rất dễ xảy ra nếu bạn không biết lựa chọn một đôi giày “phù hợp”.  Bạn nên chú ý  giày ‘chuẩn tiêu chuẩn Việt Nam” chứ không phải ” tiêu chuẩn quốc tế” nhé. Nghĩa là bạn nên chọn những đôi giày đinh TF ( ví dụ như giày bóng đá MITRE) với đinh thấp, nhiều, phân tán đều tạo sự chắc chắn cũng như uyển chuyển giúp bạn tự tin với những cú sút đẹp mắt.

Tình trạng này xảy ra khi các đầu xương khớp bị lệch ra khỏi vị trí bình thường dẫn đến mất tương quan bình thường của diện khớp.

– Dấu hiệu: đau, biến dạng khớp, mất hoặc giảm vận động.

– Xử lí ban đầu:

+) Không di chuyển, không cố gắng nắn bóp dễ làm tổn thương thêm

+) Cố định khớp bằng băng hoặc có thể một tấm vải

+) Chườm lạnh. Tuyệt đối không được xoa mật gấu, thuốc rượu.

+) Di chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị.

b) Bong gân

Bong gân cũng được coi là chấn thương không hiếm gặp của cánh mày râu khi chơi bóng đá. Là chấn thương dây chằng (mô nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp). Khi bong gân, một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc bị rách.

– Dấu hiệu: đau, sưng, tím bầm, khó khăn trong cử động và di chuyển

– Xử lí ban đầu:

+) Dừng hoặc hạn chế mọi hoạt động di chuyển để trách làm tổn thương thêm

+) Chườm đá 15 – 20 phút/lần, ngày 7 – 8 lần

+) Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị nhanh chóng và hiệu quả.

 2. Cơ

a) Giãn cơ

Tình trạng xảy ra khá phổ biến ở những chơi bóng đá với cường độ cao. Hoặc những người bước sang tuổi trung niên. Là tổn thương cơ dạng nhẹ do dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn. .

– Dấu hiệu: Khi bị chấn thương cơ, người bệnh thấy đau nhói ở vùng gân cơ.Sau ít phút, cảm giác đau giảm và vùng bị tổn thương sẽ sưng nhẹ.

– Xử lí ban đầu:

+) Dừng hoặc hạn chế mọi hoạt động di chuyển để trách làm tồn thương thêm

+) Chườm đá 10 – 15 phút/ lần, mỗi lẫn cách nhau khoảng 1 giờ .

+) Xoa thuốc thích hợp ( cần có chỉ định của bác sĩ)

+) Tránh hoạt động mạnh trong thời gian điều trị

b) Căng cơ

Là hiện tượng các cơ bắp trên cơ thể bị kéo căng, có thể dẫn đến rách cơ. Căng cơ có thể gây chảy máu vào tế bào dẫn đến bầm tím (WIKIMED). Với cường độ tập quá nhiều hay tập khởi động không đúng, các anh em cũng rất dễ bị dẫn đến tình trạng này.

– Dấu hiệu: Đau, sưng, chuột rút, co thắt cơ và khó cử động cơ

– Dấu hiệu ban đầu:

+) Dừng hoặc hạn chế mọi hoạt động di chuyển để trách làm tồn thương thêm

+) Chườm đá 10 – 15 phút/lẫn, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ.

+) Không cần xoa thuốc

Bạn có thể đến phòng khám chụp nếu sau 2, 3 ngày dừng các hoạt động mạnh mà vẫn bị căng.

c) Rách cơ

Là khi số cơ bị rách chiếm 25-75% bó sợi. Đây là tình trạng khá nặng, thường gặp với những người chơi thể thao gắng sức.

– Dấu hiệu: là xuất hiện vết bầm do các sợi cơ bị đứt nhiều hơn. Bệnh nhân có thể nghe tiếng “bựt” hay “rắc” tại chỗ bị thương, có cảm giác đau dữ dội.

– Xử lí ban đầu:

+) Ngừng mọi hoạt động để trách tổn thương thêm phần cơ.

+) Băng ép, giảm chảy máu, sưng bầm và đau.

+) Đưa đến trạm y tế gần nhất đẻ được chăm sóc và điều trị kịp thời.

d) Đứt cơ

Đứt cơ là số cơ bị rách chiếm trên 75% bó sợi. Khi cơ bị đứt hoàn toàn sẽ khiến máu bầm tụ nhiều ngày sau đó, khớp sưng nhiều và trở nên lỏng lẻo.

– Xử lí ban đầu:

+)  Nắm bất động để trách trật khớp và làm vết thương thêm trầm trọng hơn.

+) Chườm đá để tránh sưng

+) Dùng kẹp cố định, rồi đưa ra trạm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

3. Xương

Gãy xương: 

Với bóng đá, gãy xương không thường xảy ra. Nhưng một khi nó đến, lại rất nguy hiểm với cầu thủ. Gãy xương là  tình trạng mất tính liên tục của xương, chỉ có thể là một vết rạn nứt, gãy một phần hay hoàn toàn xương.

– Dấu hiệu: đau, sưng nề, giảm mất vận động, có thể nhìn hoặc sợ thấy.

– Xử lí ban đầu;

+) Dừng hoặc hạn chế mọi hoạt động di chuyển để trách làm tổn thương thêm

+) Cầm máu bằng băng gạc hay một tấm vải sạch

+) Băng nẹp cố định bằng hai tấm gỗ, hoặc bìa cứng

+) Di chuyển trên cáng cứng hoặc một tấm gỗ cứng, bằng phẳng

+) Đưa đến cơ sở y tế gần nhất

4. Các “tai nạn” thường gặp khác

a) Chảy máu cam

– Cách xử lí:

+) Ngửa đầu và đè cánh mũi bị chảy máu để chặn xuất huyết trong thời gian từ 5 đến 10 phút
+) Cho thở bằng miệng, không cho hỉ mũi
+)  Nếu máu vẫn ra sau 15 phút, phải đưa đến bác sĩ.

b) Chuột rút

+) Ngừng ngay hoạt động,

+) Kéo duỗi cỡ 15 – 20 giây cho đến khi cơ giãn hoàn toàn. Sau đó, nên nghỉ luyện tập khoảng 1 giờ để cơ bắp và hệ thần kinh trung ương đủ hồi phục.

+) Xoa dầu, làm nóng vùng chuột rút trong vài phút để làm giãn cơ.

C) Chấn thương mũi

– Nhẹ: chườm nước đá đẻ giảm đau và sưng

– Nặng: đưa đến các bệnh viện có khoa chỉnh hình để được điều trị kịp thời.

5. Cách phòng tránh

– Không chơi thể thao nói chung và bóng đá nói riêng quá sức, cường độ cao.

– Luôn chú ý bài tập khởi động trước khi bắt đầu chơi

– Đùng các đồ bảo hộ như bịt ống đồng, bảo vệ đầu gối, bảo vệ gót chân

– Đặc biệt, bạn nên chọn cho mình một đôi giày bóng đá phù hợp với sân cỏ Việt như giày bóng đá MITRE Động Lực.

Giày bóng đá MITRE của Động Lực được thiết kế phù hợp với form chân người Việt và đặc điểm của phần lớn sân cỏ bóng đá Việt Nam hiện nay. Do đó, giày bóng đá MITRE chắn chắn là 1 sự lựa chọn không tồi đối với những người muốn tìm mua cho mình một đôi giày “chất’.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*