Tác hại nguy hiểm của việc tập thể dục thể thao sai cách

Tác hại nguy hiểm của việc tập thể dục, thể thao sai cách, sai phương pháp

Chúng tôi làm một phép tính so sánh

I. LỢI ÍCH TO LỚN CẢU VIỆC TẬM THỂ DỤC THỂ THAO ĐÚNG CÁCH

Nếu tập thể dục đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người tập:

Từ lâu người ta đã biết đến lợi ích của việc tập thể dục thể thao: Nó sẽ giúp cơ thể chúng ta bài tiết chất độc, cơ bắp mạnh khõe hơn, trẻ hơn và thon thả hơn, yêu đời hơn. Đó không chỉ ghóp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, việc tập thường xuyên còn góp phần phòng tránh được một số bệnh về: sơ mỡ động mạch, cao huyết áp, giảm stress….Đó chính là nguyên nhân giúp chúng ta nâng cao nhận thức ý nghĩa giá trị của việc tham gia tập luyện thể dục thể thao hang ngày.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, sẽ không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp cải thiện não bộ, tăng cường khả năng hoạt động các chức phận cơ thể giúp giảm stess, giảm nhẹ sự giao thông bất thường của hormone và sự lão hóa của các tế bào. Rất nhiều người trong chúng ta phải có gắng hết sức để tuân thủ khuyến nghị tối thiểu 30 phút tập aerobic, 5 lần/tuần mặc dù luôn biết rằng các bài tập sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư và đột quỵ. Nhưng, chúng ta sẽ thấy thôi thúc chăm chỉ tập luyện hơn, nếu biết rằng mỗi phút tập luyện sẽ kích thích một loạt các phản ứng có tính chất trẻ hóa và kích thích các tế bào não làm cho con người minh mẫn, thông minh hơn, hạnh phúc hơn và trẻ trung hơn, bão vệ não bộ khỏi những tác hại của stress và lão hóa. Điều này không gì thay thế được.

Các nhà khoa học cho biết rằng có ít nhất 35% những trường hợp ung thư là do thừa cân và thiếu hoạt động. Những người béo thường có xu hướng chứa nhiều insulin – gây ra sự hình thành các khối u. Để giảm tình trạng căn bệnh quái ác ngày càng nguy kịch và phổ biến, mọi người cần nên tập thể dục thể thao đều đặn để giảm năng lượng dự trử quá nhiều và để có niềm vui trong cuộc sống. Ngoài ra, tập thể dục thể thao rất có lợi cho tim mạch, theo tiến sĩ William Kraus – Giáo sư của Đại học Y Duke nói: “ Thậm chí bạn chỉ tập ít, nhưng điều độ mỗi ngày, cũng sẽ tốt cho tim. Bên cạch đó, các nhà nghiên cứu cho biết, nếu muốn giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng, thì mỗi ngày nên tập thể dục thể thao ít nhất 20-30 phút, hãy kiên nhẫn và tập thường xuyên, sẽ có được vong dáng như mình mong muốn.

II. TÁC HẠI CỦA VIỆC TẬP THỂ DỤC THỂ THAO SAI CÁCH

Tập thể dục thường xuyên vốn là một thói quen rất tốt cho sức khỏe và có thể giúp tăng cường tuổi thọ. Tuy nhiên, nếu tập luyện không đúng cách hoặc mắc một số sai lầm khi luyện tập thì sẽ làm giảm hiệu quả đáng kể của việc tập thể dục, thậm chí còn gây hại sức khỏe.

Nếu tập luyện không đúng cách hoặc mắc một số sai lầm khi luyện tập thể thao thì có thể “lợi bất cập hại”. Thạc sĩ, Trịnh Đình Dương, HLV, Giảng viên Trường ĐH TDTT TpHCM, Giám đốc CTy thể thao sức khỏe cộng đồng Nam Việt chia sẻ, thực tế, nhiều người tập thể thao, nhưng không có tác dụng tốt tới sức khỏe bản thân ví tập luyện sai phương pháp.

Tập luyện sai cách như không khởi động làm nóng cơ, nhảy vào tập luyện ngay; chọn bài tập không phù hợp với thể trạng, sức khỏe, tuổi tác; cường độ tập luyện không hợp lý; không giãn cơ sau khi tập… không chỉ không đạt mục tiêu mà còn có thể gây tổn thương cơ, viêm khớp xương… khiến cơ thể yếu đi, dễ lão hóa sớm.

Tập thể dục thể thao không đúng khiến cơ thể yếu hơn

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà chỉ ra những tác hại của việc tập thể dục sai cách gây nguy hiểm cho sức khỏe nhiều người đang gặp phải hiện nay như nhịp tim bất thường, mất ngủ, dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa, ảnh hưởng sức khỏe tâm thần, dễ chấn thương.

Nhịp tim bất thường

Nhiều người vẫn nghĩ, thuốc lá và caffeine mới là nguyên nhân chính gây nhịp tim bất thường. Nghiên cứu do Tạp chí Tim mạch châu Âu công bố năm 2013 cho thấy, lạm dụng các bài tập đốt mỡ với cường độ mạnh, tập quá sức, nhất là với người có tiền sử gia đình bị nhịp tim bất thường có thể dẫn tới sự suy giảm sức khỏe tim mạch.

Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

Nhiều người có thói quen luyện tập thể dục trước khi đi ngủ, tuy nhiên thời gian luyện tập quá muộn sẽ khiến thân nhiệt tăng lên, nhịp sinh học bị xáo trộn dẫn đến khó ngủ, mất ngủ, ngủ chập chờn hoặc ngủ không ngon giấc.

Dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa

Ăn quá no hoặc nhịn ăn trước khi tập sẽ khiến nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau bụng, thức ăn không tiêu hóa được sẽ khiến bạn luôn gặp tình trạng khó chịu, mệt mỏi. Nếu tập thể dục lúc bụng đói sẽ khiến bạn bị hoa mắt chóng mặt dễ ngất xỉu.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Người thường xuyên luyện tập với cường độ không phù hợp về mặt hành vi sẽ có những biểu hiện mất ngủ và dễ cáu bẳn, không có động lực.

Dễ chấn thương

Tập thể dục không đều, không thường xuyên sẽ khiến cơ thể dễ mệt mỏi hơn, không đốt được lượng mỡ dư thừa, dễ gây chấn thương.

III. MỘT SỐ SAI LẦM KHI TẬP THỂ DỤC THỂ THAO ẢNH HƯỞNG NGUY HẠI TỚI SỨC KHỎE.

Thiếu kiến thức về phương pháp tập luyện là nguyên nhân dẫn tới 90% tác hại nguy hiểm cho người tập.

1. Không khởi động làm nóng cơ thể trước khi tập luyện:

Hầu như tất cả mọi người không làm nóng cơ thể trước khi tập luyện nhảy vào tập luyện ngay. Khi chưa khởi động cơ thể đang lạnh, giữa các ở khớp chưa có chất hoạt dịch hay nói rõ hơn là không có chất bôi trơn, nên càng vận động các ổ khớp càng chà xát vào nhau, lâu dần bị vôi oxi hóa dẫn đến khư các ổ khớp.

2. Không trang bị đầy đủ, đúng dụng cụ trang thiết bị:

Hầu như mọi người nghỉ cứ vận động là sẽ có sức khỏe, nên chẳng cần chuẩn bị gì, Nhiều người chạy bộ trên nền xi măng nhưng lại đi dép, hoặc đi giày rất cứng, không có độ đàn hồi, dẫn tới khi cơ thể vận động bị lực từ nền cứng tác động ngược lên hệ thống khung xương, cùng với trọng lực của cơ thể đè xuống lau dần các đĩa đệm giữa các ổ khớp bị dẹt, bị lệch, chèn vào giây thần kinh gây đau, để lâu sẽ gây mãn tính.

3. Tập thể dục quá sớm: Việc thức dậy quá sớm để tập thể dục ngoài trời không tốt. Khi bạn tập thể dục vào lúc quá sớm, mặt trời chưa kịp hé, nhiệt độ còn thấp, màn sương đang còn bao phủ rất không tốt cho sức khỏe của cơ thể bạn. Vào sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời thấp dễ khiến cơ thể bạn gặp lạnh đột ngột làm các mạch máu co lại. Không những thế, sương mù thường rất độc hại cho cơ thể. Tốt nhất bạn hãy tập thể dục khi mặt trời đã bắt đầu mọc và có sự điều chỉnh hợp lý theo sự thay đổi của thời tiết các mùa.

4. Tập thể dục khi quá muộn: Nhiều bạn có thói quen tập thể dục trước khi đi ngủ, nhưng thực tế tập thể dục trước khi đi ngủ sẽ khiến thân nhiệt bạn tăng lên, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn làm cho bạn khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Do vậy, không nên tập thể dục hay vận động mạnh trước khi đi ngủ.

5. Tập thể dục không đều đặn: Tập thể dục không thường xuyên sẽ khiến cho hiệu quả tập luyện bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi, không làm tiêu hao mỡ thừa, dễ gây chấn thương.

6. Thường xuyên thay đổi bài tập thể dục: Bạn đam mê tập thể dục nhưng bạn thường “đứng núi này trông núi kia” không kiên trì với với một bài tập nào đó trong một khoảng thời gian nhất định để đem lại kết quả cho cơ thể. Thay đổi thường xuyên các bài tập cũng là một cách để làm mới và tạo hứng thú trong tập luyện. Tuy nhiên, việc thay đổi quá nhiều bài tập trong thời gian ngắn khiến cơ thể bạn chưa thích nghi được những kích thích trong các bài tập thể chất. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, nếu bạn đã tiến hành tập thể chất, bạn phải gắn bó với bài tập đó ít nhất 8 tuần đế nó mang lại kết quả.

7. Tập thể dục quá sức: Bạn ham mê với môn thể thao nào đó nên bạn tập thể quá hăng say. Bên cạnh đó, một số bạn trẻ vì lo sợ tăng cân nên đã tập luyện quá sức mỗi ngày. Dù do bất kỳ lý do nào, tập luyện quá sứccó thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn… Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng, bạn nên hoạt động thể chất tối đa là 60 phút mỗi ngày.

Đừng Chết Vì Tập Thể Dục Sai Cách

8. Tập thể dục khi bụng đói: Tập thể dục khi bụng quá đói sẽ khiến bạn hoa mắt, chóng mặt, dễ ngất xỉu. Bạn có thể ăn nhẹ trước khi tập kuyện nhưng lưu ý sau khi tập thể dục xong bạn cũng không ăn quá no, bởi như vậy sẽ không tốt cho dạ dày.

9. Tập thể dục khi vừa ăn no: Khi bạn ăn no, lúc này máu trong cơ thể sẽ tập trung đến dạ dày và một số bộ phận khác để thực hiện chức năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn tập thể dục trong lúc này sẽ khiến nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau bụng, thức ăn không tiêu hóa được sẽ khiến bạn rất khó chịu và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Tình trạng này nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây viêm loét dạ dày và các bộ phận của hệ tiêu hóa rất nguy hiểm. Chính vì vậy, hãy tập thể dục ít nhất sau khi ăn 2 tiếng đồng hồ để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể nhé.

10. Tập thể dục khi bị bệnh: Tập thể dục khi bạn đang bị sốt, hoặc có các triệu chứng khó chịu như ho khan, viêm họng, cơ thể mệt mỏi, chảy mũi mước là điều rất nguy hiểm . Nếu tập tập thể dục trong giai đoạn này có thể khiến bạn bị mất nước và mất nhiều thời gian cho việc phục hồi sức khỏe.

11. Không bổ sung nước khi tập luyện: Tập ra nhiều mồ hôi nên bạn cần bổ sung giúp cân bằng lượng nước bị mất, da dẻ không khô nẻ. Không uống nước có cồn vì sẽ làm nhão cơ bắp nhanh hơn.

12. Tập thể dục thể thao quá sức: Nhiều người vì muốn đạt được cân nặng mong muốn trong thời gian dài hoặc nghĩ rằng tập luyện nhiều sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh nên họ lao đầu vào những bài tập mà không biết mệt mỏi. Tuy nhiên, tập luyện quá sức lại đem đến hiệu quả ngược do nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như căng cơ, gãy xương, kiệt sức, ngất, … Theo các chuyên gia, mỗi ngày bạn chỉ nên hoạt động thể chất tối đa 60 phút mỗi ngày để đảm bảo cơ thể được trong trạng thái tốt nhất và không có gì nguy hại đối với sức khỏe.

13. Phân tâm trong lúc tập luyện: Nhiều người có thói quen vừa tập luyện vừa nhắn tin, gọi điện thoại, thậm chí suy nghĩ một công việc nào đó nó sẽ khiến bạn bị phân tâm trong quá trình tập luyện điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương trong quá trình tập luyện của bạn. Vì vậy, theo nhiều chuyên gia, để tăng hiệu quả và giảm thiểu những rủi ro chấn thương, bạn nên tập trung vào bài tập.

14. Tắm nước lạnh sau khi tập thể dục: Khi đó chúng ta dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Vì thế, bạn nên tắm nước ấm sau khi tập. Nước ấm giúp cơ thể sảng khoái hơn, và là liệu pháp tốt với não bộ, giúp tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn trong các hoạt động tiếp theo.

IV. NHỮNG NGƯỜI HẠN CHẾ TẬP THỂ DỤC THỂ THAO

Suy tim nặng: Do tim không cung cấp “đủ” máu một cách tương đối cho các hoạt động của cơ thể nên thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Tập thể dục cũng là một cố gắng “quá sức” buộc tim phải “đập” nhiều hơn, điều này dễ gây tình trạng suy tim.

Hen suyễn nặng: Những người bị hen suyễn nặng thường bị nghẽn thông khí nên không khí đủ trong quá trình luyện tập. Mặt khác tình trạng thở nhanh, kích thích giao cảm do mệt cũng có thể làm tăng thể tích “khí cặn” cũng như làm trầm trọng thêm tình trạng hen suyễn.

Viêm khớp nặng: Trường hợp này không chống chỉ định tuyệt đối vì bệnh nhân sau khi được hỗ trợ cải thiện qua đợt cấp thì có thể tập thể, đương nhiên là bài tập thể dục phải phù hợp và tập dần dần từ nhẹ đến tăng dần.

Bài viết có sử dụng tài liệu của một số tác giã có bài viết trên google.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*