Lớp bóng đá trẻ em

Đào tạo bóng đá trẻ em TpHCM
Đào tạo bóng đá trẻ em TpHCM

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ TRẺ EM LỨA TUỔI 4-6

I. Mục đích: Mục đích của chương trình huấn luyện bóng đá ban đầu giai đoạn 1 (4-6)
–    Gây thói quyen yêu thích tập luyện thể dục thể thao. Phát triển hứng thú bền vững về bóng đá cho các em.

–    Cũng cố sức khỏe, đảm bảo cho cơ thể các em tiếp tục lớn lên và phát triển một cách tự nhiên. đây là giai đoạn “vui mà vận động”
–    Hình thành các kỹ năng và kỹ xão cần thiết cho lao động và các hoạt động có ích cho xã hội.
–    Giáo dục lối sống tích cực, hình thành ở các em các chuẩn mực đạo đức cần thiết.
II. Nhiệm vụ: Thông qua các buổi học bình thường đặc biệt là các trò chơi vận động:
–    Giúp các em có được những kỹ năng (đi, chạy có nhịp điệu và nhẹ nhàng), (nhảy tại chổ và có đà, tiếp đất nhẹ nhàng), sử dụng được các cách (ném và bắt bóng khác nhau, leo trèo) và (các bài tập thể dục đơn giản).
–    Phát triển các khả năng thị giác, thính giác, xúc giác và phát âm to rõ.
–    Phát triển tốt các cơ quan bên trong như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, trao đổi chất, đặc biệt các tuyến mồ hôi bài tiết chất độc.
–    Phát triển thể lực chung.

III. Yêu cầu: Giáo viên khi thực hiện chương trình cần phải nắm rõ:

– Các em ở lứa tuổi này sự chú ý là không tập trung, tư duy là không logic nên làm sai là việc đương nhiên, đặc biệt niềm tin của các em còn mong manh vì thế ngoài các nguyên tắc chuyên môn cần tuân thủ nghiêm ngặt 3 nguyên tắc sư phạm sau:

+ Không nóng vội.

+ Cho phép sai lầm.

+ Và không hướng tới sự hoàn thiện và hoàn mỹ.
– Đặc biết các em ở độ tuổi này không phải là đối tượng chịu sức ép của việc huấn luyện kỹ thuật, thể lực, chiến thuật và thi đấu dành thành tích. Đây la giai đoạn tập luyện chủ yếu dưới hình thức vui chơi (huấn luyện và chơi phải vui), các cuộc thi đấu nên tổ chưc thoải mái và trên sân bóng nhỏ, sân bóng nhỏ đơn thuần là để các em tiếp xúc nhiều với bóng hơn, khoảng cách giữa 2 cầu môn không lớn và tất cả các cầu thủ đều có thể bảo vệ khung thành và tấn công ghi bàn. Bằng cách này các em hoàn toàn được tự do và rất vui thích trong cuộc chơi.
– Cần phải hiểu rằng không nên áp đặt các em ở lứa tuổi non trẻ này phải học các yếu tố kỹ thuật lặp đi lặp lại, vì ở các em khả năng tập trung bị hạn chế và rất dể bị đảng trí. Ở lứa tuổi này, các em nên được động viên khuyến khích chơi bóng thoải mái mà không bị sức ép tâm lý của việc phải cố giành thắng lợi hoặc nhanh chóng đạt được thành công ngay và hãy nhớ rằng việc các em đi tới sân là đã học.

https://www.youtube.com/watch?v=QIJvL1rQln4

IV.NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC BÓNG ĐÁ CỦA LỨA TUỔI 4-6.
I.    PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
1.1.KỸ THUẬT CÓ BÓNG:
1.1.1. Làm quyen với bóng bằng các trò chơi.
1.1.2. Cảm giác bóng.
1.1.3. Trò chơi nhận bóng.
1.1.4. Trò chơi dẫn bóng.
1.1.5. Trò chơi đá bóng.
1.2. KỸ THUẬT KHÔNG BÓNG:
1.2.1. Trò chơi chạy trong bóng đá.
1.2.2. Trò chơi nhảy trong bóng đá.
1.2.3. Kỹ thuật đi bộ trong bóng đá.
1.2.4. Trò chơi phối hợp và sự thăng bằng.
1.3. RÈN LUYỆN TÂM LÝ
1.3.1. Trò chơi rèn luyện khả năng thị giác.
1.3.2. Trò chơi rèn luyện khả năng thính giác.
1.3.3. Trò chơi rèn luyện phản xạ đơn.

1.3.4. Tạo môi trường vui chơi mà học, vui chơi mà vận động, chơi để học.

1.3.5. Trò chơi dân gian (phát triển tâm hồn).

1.4. PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG

1.4.1. Trò chơi phát triển sức nhanh.

1.4.2. Trò chơi phát triển sự khéo léo.

1.4.3. Trò chơi vận động (phát triển thể chất).
II.    RÈN LUYỆN CÁC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CAO ĐẸP
2.1.    Rèn luyện hành vi của mình đối với bản thân.
2.2.    Rèn luyện hành vi của mình đối với người khác (tiên học lễ, hậu học văn).

2.3.   Yêu lao động (thái độ của mình đối với lao động)
III.    RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG SỐNG
3.1.    Văn hóa xếp hàng.
3.2.    Kỹ năng giao tiếp.

3.3.    Kỹ năng ứng phó (ghi số điện thoại).

3.4.    Kỹ năng vệ sinh cá nhân (cuộc thi nụ cười đẹp).

Lớp bóng đá trẻ em
Hình ảnh :Lớp bóng đá trẻ em

25 LỜI KHUYÊN QUAN TRỌNG KHI HUẤN LUYỆN TRẺ.

  1. Hãy chuẩn bị trước khi các em đến. Hãy sẵn sàng cho trò chơi đầu tiên.
  2. Hãy đón tiếp nồng hậu, nhiệt tình và nhớ mỉm cười.
  3. Giải thích đơn giản, hãy để cho các em đặt câu hỏi.
  4. Luôn để tất cả các em tham gia.
  5. Luôn khuyến khích và khen ngợi.
  6. Hãy dùng còi hoặc một âm thanh vui như tiếng còi xe hơi để thu hút sự chú ý của các em. Tránh la mắng hoặc mất bình tĩnh.
  7. Dùng dụng cụ trực quan, màu sắc để tăng cường sự quan sát của các em.
  8. Tránh nhấn mạnh lỗi hoặc điểm yếu và không dùng từ mang tính tiêu cực.
  9. Hãy dùng tên của các em. Nếu một cầu thủ có nickname, điều này cũng tốt, nhưng đừng tạo ra một nickname, điều này có thể làm các em buồn.
  10. Hãy đảm bảo rằng các em biết tên huấn luyện viên, hoặc gọi bạn là huấn luyện viên, không “thưa Ngài”.
  11. Dùng kích cỡ đúng của trái banh, cỡ 3 cho nhóm tuổi này.
  12. Hãy xáo trộn các đội để các cầu thủ không thống trị.
  13. Khuyến khích những thủ lãnh tự nhiên làm tốt vai trò gương mẫu cho đội.
  14. Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn với những hành vi xấu, cho các cầu thủ vi phạm vào “góc phạt” nếu cần thiết nhưng phải đảm bảo có người giám sát các em.
  15. Cho các em tham gia giải quyết các vấn đề. Đặt câu hỏi và để các em tự thảo luận, chỉ hướng dẫn các em theo hướng đúng.
  16. Có một kế hoạch dự trữ (bất ngờ) nếu việc tập luyện không tiến hành được vì các em thấy quá dễ hay quá khó.
  17. Yêu cầu cha mẹ hoặc những người giám hộ các em phải kín đáo vì các em cần tập trung vào bạn và trò chơi.
  18. Không tham gia. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự kiểm soát của bạn và nguy hiểm.
  19. Bảo đảm các em chơi công bằng. Không được bỏ qua các vi phạm.
  20. Khuyến khích tài năng và mạo hiểm, các em không được sợ mắc phải lỗi lầm.
  21. Tập luyện với bóng bằng đầu không quá 20 đến 30 phút, kiểm tra độ nẩy của banh (không quá cứng / quá mềm).
  22. Dùng những trò chơi bằng tay với bóng để giới thiệu sự phối hợp, chuyền bóng và chuyển động.
  23. Hãy nhớ rằng các em luôn chú ý ngôn ngữ của cơ thể bạn vì vậy hãy luôn thân mật, vui vẻ. Tránh những thói quen như khoanh tay, thường xuyên nhìn đồng hồ, không tỏ ra chán nản hoặc mất tập trung bởi một phụ huynh hăng hái.
  24. Hãy làm các em bận rộn, giảm tối đa sự ngắt quãng. Dừng lại khi các em phải uống nước và có thể dành thời gian này để các em đặt câu hỏi.
  25. Có thể sử dụng và khuyến khích hài hước nhưng không lạm dụng. Nhớ rằng có những điều người lớn thấy vui nhưng trẻ em thì không.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*