Kỹ thuật động tác giã trong bóng đá

Kỹ thuật động tác giã trong bóng đá

KỸ THUẬT ĐỘNG TÁC GIÃ TỒN TẠI TRONG TẤT CẢ CÁC KỸ THUẬT CỦA BÓNG ĐÁ.

I.KỸ THUẬT ĐỘNG TÁC GIÃ TRONG BÓNG ĐÁ

1 Tầm quan trọng của kỹ thuật động tác giã trong bóng đá.

Các động tác giả chiếm vị trí quan trọng trong kỹ thuật của cầu thủ bóng đá. Những động tác giả đã lôi cuốn đối phương, tạo điều kiện cho cầu thủ thực hiện ý định của mình không phải gặp trở ngại.

Động tác giả dựa trên nguyên tắc cơ bản là sự thay đổi bất ngờ: đặc điểm hoạt  động của cầu thủ, nhịp điệu hoàn thành động tác, tốc độ di chuyển, sự thay đổi phương hướng động tác đột ngột, vọt chạy, dừng, quay người… với tốc độ nhanh.

Cầu thủ nào thực hiện động tác giả một cách tự nhiên, thoải mái thì sẽ đạt được kết quả nhanh hơn, dễ đàng hơn. Bằng cách sử dụng động tác giả khác nhau một cách khôn khéo và kịp thời, cầu thủ có thể dấu được ý điịnh thật của mình, đánh lừa đựoc đối phương giành phần thắng khi ttanh chấp và thoát khỏi tình thế gay go.

Căn cứ vào tình huống trên sân và chủ yếu là thế công của đối phương (ở phía trước, phía sau hay bên cạnh) mà cầu thủ chọn biện pháp sử dụng động tác giả. Vì thế các cầu thắccần nắm vững không phải một động tác giả nào đó mà cần thiết phối hợp các động tác giả kkhác nhau từ đó có thể chọn một động tác giả tốt nhất tuỳ theo tình huống phức tạp trên sân.

Mặt khác, cần thấy rằng sử dụng động tác giả là việc làm cần thiết do yêu cầu của tình hình chiến thuật trên sân; tuyệt đối tránh những động tác giả hoa mỹ và thừa, kkhông thực dụng, làm ảh hưởng chung đến chiến thuật của toàn đội.

Động tác giả cũng như tất cả các biện pháp kỹ thuật khác được cầu thủ vận dụng trong quá trình thi đấu là kết quả của sự rèn luyện công phu, gian khổ kết hợp với óc sáng tạo và sự nhanh trí. Sự hoàn thành các kỹ thuật một cách mẫu mực, đặc biệt là các động tác giả, bao giờ cũng được khán giả thán phục và làm cho trận đấu có sức lôi cuốn đặc biệt.

2  Những yêu cầu đối với động tác giả

Các động tác giả thật là muôn hình muôn vẻ và rất phức tạp. Nội dung của động tác lại bao gồm toàn bộ kỹ thuật cơ bản của môn bóng đá.

Thí dụ; động tác giả đá bóng, động tác giả đánh đầu, động tác giả dẫn bóng… Phương hướng khi thực hiện động tác giả cũng rất đa dạng: bên phải, bên trái, trước, sau, trên, dưới. Ngoài ra, không những chân mà cả tay, đầu, thân đều có thể làm động tác giả.

Muốn vận dụng động tác giả một cách khôn ngoan và kịp thời, phải theo những yêu cầu sau:

  • Động tác phải thật nhanh, phải đột nhiên, đồng thời quan sát sự phản ứng của đối phương, cầu thủ phải lơi dụng chỗ sơ hở (chỗ trống) của đối phương mà sử dụng động tác kế tiếp, cho nên thời gian chuyển tiếp giữa hai giai đoạn của động tác phải ngắn.
  • Động tác phải “giống như thật”; có như thế, đối phương mới tưởng lầm, phản ứng theo hàng động của cầu thủ. Khi cầu thủ làm động tác “thật” đột ngột, nhanh thì đối phương không kịp đối phó nữa.
  • Động tác giả phải có mục đích, làm động tác giả là nhằm mục đích gì đó và có ý nghĩa chiến thuật. Do đó phải căn cứ vào yêu cầu chiến thuật trên sân để quyết định cách sử lý bóng. Sau kkhi hoàn thành động tác giả, đánh lừa đựơc đối phương thì phải lập tức làm động tác kế tiếp theo dự kiến trước của mình (như chuyền bóng, dẫn bóng, đột phá hoặc sút cầu môn …). Không nên lãng phí thời gian và cơ hội tốt vừa giành được sau khi thực hiện động tác giả, cũng không nên có ý thức biểu diễn, thích làm những động tác thừa vô ích.
  • Phải tuỳ cơ ứng biến khi làm động tác giả, căn cứ vào tình hình trên sân cầu thủ chọn kiểu động tác giả thích hợp. Cần phải đoán trước nếu làm động tác này thì đối phương sẽ phản ứng ra sao. Cũng cần phải dự kiến nếu đối phương phản ứng kịp với động tác thật của mình để có cách giải quyết kịp thời.
  • Phải nắm vững thời gian và cự ly làm động tác giả, phải tuỳ tư thế của đối phương (chạy từ phía trước mặt tới, bên cạnh tới…chạy nhanh, chạy chậm…) và tư thế của bản thân (chạy nhanh, chậm…) mà quyết định cự ly làm động tác cách đối phương cho thích hợp.

Thí dụ: nếu đối đối phương chạy ngược chiều đến cầu thủ đang dẫn bóng thì có thể làm động tác giả cách xa đối phương (4 – 5m) nhưng nếu cầu thủ có bóng và đối phương cướp bóng hầu như đứng tại chỗ thì chỉ nên làm động tác giả chách chừng 2m.

  • Phải nắm vững nhiều kiểu động tác. Có như thế cầu thủ mới sử dụng linh hoạt kịp thời và biến hoá trong mọi tình huống thi đấu.

3 Các kiểu động tác giả và nội dung các động tác giả

Các động tác giả có thể chia làm 2 loại chủ yếu là: động tác giả có bóng và động tác giả không bóng.

3.1.  Động tác giả không bóng

Động tác giả không bóng là những động tác gải mà cầu thủ thực hiện trước khi tiếp xúc bóng và khống chế bóng. Làm động tác giả không bóng nhằm giành được bóng hoặc đánh lừa đối phương để khống chế và xử lý tốt hơn.

kỹ thuật động tác giã không bóng

Phương pháp động tác giả không bóng có rất nhiều, thí dụ; thủ môn làm động tác giả của thân và tay trước lúc đối phương sút phạt đền. Khi đối phương sắp sút bóng, cầu thủ thủ ngả về một bên (chân thủ mon không di chuyển theo như luật quy định) làm  người đá phạt do dự, đổi hướng sút bóng, ảnh hưởng đến độ chính xác. Một thí dụ khác; hậu vệ muốn tranh cướp bóng bên trái trong chân đối phương đang dẫn bóng. Cầu thủ này giả tranh cướp bóng bên phải làm đối phương tưởng thật bèn chuyển bóng sang bên trái. Do có sự chuẩn bị trước là tranh cướp bên trái nên hậu vệ đã kịp thời phá được quả bóng đó.

Bài tập kỹ thuật động tác giã không bóng

3.2.  Động tác giả có bóng

Động tác giả có bóng gồm những động tác giả mà cầu thủ đang có bóng tìm cách để vượt qua sự đối kháng của đối phương. Một mặt, cầu thủ phải làm động tác giả, mặt khác phải bảo vệ được bóng nên so với động tác giả không bóng thì khó hơn. Những động tác giả có bóng rất phong phú và ngoạn mục.

Kỹ thuật động tác giã có bóng

Sau đây là một số trường hợp sử dụng động tác giả khi đối phương tranh cướp.

Nhận bóng chuyền tới từ phía trước.

     VỜ NGẢ ĐẦU ĐỂ ĐÁNH BÓNG VỀ TRƯỚC

Bóng chuyền bổng bay tới cầu thủ A. Hậu vệ B lao phía trước tới cướp bóng. A ngả người về phía sau làm tư thế chuẩn bị đánh đầu đưa bóng về phía trước. Động tác đó làm B lưỡng lự trong việc tấn công và dừng lại để đón đầu bóng A đánh đầu đi. Khi đó, A dùng ngực ưỡn bóng lại và bắt đầu dẫn bóng.

     VỜ VUNG CHÂN ĐÁ BÓNG VỀ TRƯỚC

Cũng tương tự như trường hợp trên, tầm bóng chuyền tới cao ngang thân. A không làm động tác giả đánh đầu mà dùng chân giữ bóng. A vung chân như đón đá bóng về phía trước (gây tâm lý lưỡng lự cho B) nhưng khi bóng tới thì chân sút đang lăng về trước lập tức kéo về cùng với chiều chuyển động của bóng. Động tác giữ bóng này có thể thực hiện bằng mu giữa, mu trong hoặc lòng bàn chân, cũng có thể thực hiện bằng đùi bằng đùi. Điều chủ yếu là động tác chuẩn bị đón bóng đá đi phải như thật, cộng vào đó phải quan sát phía trước như chuẩn đá bóng về hướng đó. Những “biểu hiện như thật” này sẽ làm cho hậu vệ có phản ứng nhanh và dừng lại để đón bóng hoặc tránh một cú sút mạnh vào người.

Hai động tác này chỉ nên áp dụng khi đối thủ còn ở cách khoảng trên dưới 10m bởi vì nếu quá gần, đối phương sẽ kịp thời đến phá khi ta làm động tác giữ và điều chỉnh bóng chưa ổn định.

     NGẢ THÂN ĐỔI HƯỚNG

Bóng chuyền lăn sệt tới cầu thủ thủ A, hậu vệ B tấn công, A đứng ở phía sau lưng. A làm động tác ngả người về bên trái như có ý định dùng lòng bàn chân phải kéo bóng về phía bên trái để dẫn bóng đi. Theo phản xạ tự nhiên, hậu vệ sẽ có phản ứng ngả người theo hướng của tiền đạo A để chặn đường tiến của A.  khi đó, tiền đạo A nhanh chóng chuyển thân theo chiều ngược lại, dùng má ngoài chân phải hoặc lòng bàn chân trái đẩy bóng về phía trước, nơi mà hậu vệ B không còn khả năng phòng thủ. Trong trường hợp này, nếu tiền đạo sử dụng chân phải thành thạo, dùng má ngoài chan phải đẩy bóng đi thì động tác thực hiện nhanh hơn, không mất thời gian chuyển chân trụ (hình 39).

Nếu hậu vệ tấn công phía sau bên phải thì cầu thủ tiền đạo cần thực hiện động tác giả theo chiều ngược lại.

     THẢ BÓNG LĂN LỌT QUA GIỮA HAI CHÂN HAY BÊN CẠNH

Ở bất kỳ khu vực nào trên sân, nhưng nhiều nhất là ở biên, nếu bóng lăn về phía cầu thủ mà hậu vệ chạy tới từ phía trước hoặc từ phía sau thì cầu thủ tiền đạo có thể sử dụng động tác này. Cầu thủ dùng tốc độ cao chạy tới đón bóng làm như nhận bóng sẽ qua cầu thủ hậu vệ bằng tốc độ. Khi đó, hậu vệ đang chạy từ phía bên hay phía sau tiền đạo, xông đến để chặn bóng tiền đạo ở phía trước hoặc ngược lại, di chuyển chậm, chuẩn bị áp sát tiền đạo có bóng.

Lúc gặp bóng, tiền đạo bất ngờ dừng lại nhanh để bóng lọt qua khoảng cách rộng giữa hai chân hay bên cạnh và quay ngược lại đuổi theo bóng thoát khỏi đấu thủ hậu vệ.

Động tác giả này mang tính bất ngờ cao và tạo cho cầu thủ tiền đạo phát huy được tốc độ.

     DẪN BÓNG KHI ĐỐI PHƯƠNG Ở PHÍA SAU

Bước chân qua bóng, nghiêng mình về một phía rồi thoát đối thủ ở phía khác (hình 40).

Tiền đạo dẫn bóng, hậu vệ đuổi theo phía sau. Để đánh lừa hậu vệ buộc anh ta lao về hướng sai lầm, tiền đạo sử dụng động tác này. Tiền đạo đưa chan trái qua bóng sang bên phải hay ngược lại, đồng thời hạ người thấp xuống, ngả thân theo hướng chân đưa. Theo sau tiền đạo, hậu vệ tập trung về hướng tiền đạo di chuyển khi thấy tiền đạo nghiêng thân về bên phải, hậu vệ lập tức cũng chuyển theo thân. Khi đó, tiền đạo chủ động bất ngờ chuyển trọng tâm, thân người quay sang hướng khác, dùng chân trái đẩy bóng và thoát khỏi hậu vệ. 

NGẢ THÂN ĐỔI HƯỚNG

Tiền đạo dẫn bóng, hậu vệ ở phía sau đuổi theo. Khi hậu vệ còn cách chừng 1 mét thì tiền đạo làm động tác nghiêng mình về bên phải hay bên trái như sắp dẫn bóng về hướng đó, lưng vẫn quay về phía hậu vệ. Hậu vệ đuổi theo luôn luôn phản ứng theo các họat động của tiền đạo để chặn hướng bóng. Khi tiền đạo nghiêng thân về phía trái, hậu vệ cũng ngả theo và bắt đầu chạy theo hướng đó thì lập tức tiền lại quay về phia bên phải dùng chân đẩy bóng thoát khỏi hậu vệ. Vì bị động, hậu vệ không phản ứng kịp vì bị tiền đạo bỏ lại phía sau.

Đôi khi tiền đạo còn chuyển thân 1,2 lần nữa làm hậu vệ phản ứng liên tục, hoang mang, không còn nhạy bén để cản phá bóng nữa.

Dẫn bóng khi đối phương ở bên cạnh

     VỜ DỪNG BÓNG

Tiền đạo đang dẫn bóng, phía bên hay phái sau anh ta có đối phương đuổi theo. Tiền đạo làm động tác đánh bàn chân vận động viên về phía sau bên trên quả bóng như định giữ bóng hay đá bóng về phía sau bằng gót. Hậu vệ tưởng lầm, bèn ghìm tốc độ chậm lại. Nhưng sau khi đưa chân lăng qua bóng, tiền đạo lại tiếp tục chạy và đẩy bóng nhanh về phía trước, thoát khỏi đối phương.

     GIỮ BÓNG BẰNG GAN BÀN CHÂN

Tiền đạo giữ bóng có đối phương đuổi theo bên cạnh. Đang chạy bình thường, tiền đạo bắt ngờ dùng gan bàn chân giữ bóng lại đồng thời dừng đột ngột dẫn bóng ngược lại. Đối phương lỡ đà, không kịp phòng thủ (hình 41).

Dẫn bóng khi đối phương ở trước mặt.

     VỜ VUNG CHÂN ĐÁ BÓNG

Đối phương chạy tới trước cầu thủ có bóng, khi đối phương tấn công sát (cách 1,5 – 2m) tiền đạo có bóng làm động tác vung chân và dùng điệu bộ, vẻ mặt của mình, tỏ ra định sút mạnh bóng về  phía trước. Khi đối phương vội vã xông vào tranh bóng hay sợ hãi bởi cú sút rất mạnh, quay lưng né tránh thì tiền đạo bình tĩnh gạt bóng sang hướng khác, dẫn bóng qua.

CHẠY NHANH QUA MỘT BÊN ĐỐI PHƯƠNG, ĐỒNG THỜI ĐẨY BÓNG ĐI PHÍA KHÁC SAU CHÂN TRỤ CỦA MÌNH VÀ QUA ĐỐI PHƯƠNG

Tiền đạo dẫn bóng gần tới hậu vệ và cố gắng có được vị trí tấn công sao cho sườn hướng vào đối phương. Bất ngờ và cùng một lúc, tiền đạo chạy vụt ngang qua trước mặt hậu vệ và đẩy bóng sang phía khác bằng lòng bàn chân sau chân trụ của mình sau hậu vệ. Khi bắt đầu vụt chạy, tiền đạo ở gần đối phương và khi đã vọt qua hậu vệ, phải nhanh chóng di chuyển duỏi theo và giành lấy bóng, tiếp tục dẫn và bỏ đối phương một khoảng cách nhất định.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*