Hướng dẫn chi tiết cách biên soạn một giáo án bóng đá

Hướng dẫn chi tiết cách biên soạn một giáo án bóng đá

Nhằm góp phần phát triển bóng đá nước nhà Trung tâm dạy bóng đá Nam Việt muốn hướng dẫn các yêu cầu nội dung chi tiết các phần của một giáo án bóng đá.

Để soạn được một giáo án giảng dạy bóng đá các bạn phải làm theo tình tự sau:

1. Kế hoạch giảng dạy

2. Chương trình dạy bóng đá

3. Đề cương chi tiết

4. Tiến trình giảng dạy bóng đá

5. Giáo án dạy bóng đá từng buổi.

Trong khuôn khổ của bài viết chúng tôi chỉ hướng dẫn chi tiết cách soạn một giáo án bóng đá như thế nào.

A. Những yêu cầu và nội dung cơ bản của một buổi huấn luyện bóng đá:

Một buổi huấn luyện được chia làm 3 phần : phần mở đầu, phần chính và phẩn kết thúc. Nội dung và yêu cầu huấn luyện của phần chính sẽ quyết định hai phần kia về tính chất, thời gian, …… công việc.

1. Phần mở đầu của buổi huấn luyện: KHỞI ĐỘNG (10-20%)

Phần mở đầu buổi huấn luyện còn được gọi là phần “khởi động”; chiếm từ 10 – 20% thời gian của buổi huấn luyện, tuỳ thuộc vào nội dung huấn luyện phần chính (thí dụ: trọng tâm buổi huấn luyện là thi đấu, là phát triển liên hợp kỹ – chiến thuật… thì thời gian khởi động cần dài hơn).

  • Mục đích – yêu cầu của phần khởi động:

Chuẩn bị tốt cho cầu thủ trước khi bước vào tập luyện có lượng vận động lớn. Nội dung chuẩn bị được tập trung vào hai lĩnh vực:

– Chuẩn bị về tâm lý, tinh thần nhằm gây hứng thú, và tập trung chú ý vào nhiệm vụ của cầu thủ. Việc huấn luyện viên thông báo đầy đủ về nội dung, yêu cầu của buổi tập cho cầu thủ cũng nhằm mục đích này.

– Chuẩn bị về sinh lý: Là sự chuẩn bị cho cơ thể cầu thủ đón nhận lượng vận động lớn. Trọng tâm là hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ vận động (các cơ, dây chằng, khớp) được “làm nóng” tạo nên sự linh hoạt, nhạy cảm… thuận lợi.

– Yêu cầu huấn luyện của phần mở đầu là tạo trạng thái hưng phấn tốt và không gây mệt mỏi cho cầu thủ.

  • Nội dung huấn luyện phần mở đầu:

Những nội dung bài tập được sử dụng chủ yếu trong phần này là:

– Các loại bài tập về chạy, nhảy.

– Các trò chơi, thi đấu mang tính chất vui nhộn.

– Các bài tập về đội hình đội ngũ, các bài tập TDTD.

– Các bài khởi động về cơ – khớp (và Stretchinh).

– Các bài tập kỹ – chiến thuật phù hợp (nếu ở phần chính là tập phát triển thể lực, hoặc thi đấu).

– Các môn thể thao bổ trợ đôi khi cũng được sử dụng.

Các bài tập khởi động chung đầu buỗi tập
Căng cơ đầu buỗi tập

2. Phần chính của buổi huấn luyện: (TRỌNG ĐỘNG 70%)

Phần chính của buổi huấn luyện còn được gọi chung là phần “trọng động”; chiếm khoảng 70% thời gian của buổi huấn luyện.

       Mục đích – yêu cầu của phần chính:

Phần chính giải quyết toàn bộ nội dung, yêu cầu của buổi huấn luyện, là phần quan trọng nhất, do đó đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt, đặc biệt là về phương pháp, phương tiện tiến hành, và những điều kiện đảm bảo.

Đối với buổi huấn luyện cho đối tượng là cầu thủ trẻ (lứa tuổi 11 – 15) cần chú ý:

– Số nội dung mới cho phần huấn luyện chính không nên nhiều. Việc ôn luyện, tập sửa chữa sai sót các nội dung đã tập trước là yêu cầu thường xuyên.

– Phương pháp trực quan là chủ yếu (như : thị phạm, giới thiệu, phim hình…): tránh giải thích dài (nếu cần thì chia làm nhiều lần) vì trẻ em hiếu động, nếu dừng lâu sẽ làm giảm khả năng tập trung.

– Cần đối đãi cá biệt (thí dụ: có em cần chỉ bảo cặn kẽ hơn, có em cần “bắt chước” – xem làm mẫu nhiều hơn…).

– Tránh tập đơn điệu kéo dài vì trẻ em chóng bị mệt mỏi do phải tập trung chú ý vào hoạt động ít biết đổi.

– Có thể tập chung toàn đội, hoặc chia thành các nhóm tập riêng rẽ. (tuỳ thuộc vào đối tượng cụ thể, hoặc yêu cầu của nội dung tập).

  • Nội dung huấn luyện phần chính:

Nội dung huấn luyện của phần chính, buổi huấn luyện bao gồm các dạng bài tập sau:

– Huấn luyện hoàn toàn kỹ thuật (bao gồm học kỹ thuật mới, ôn tập và sửa sai sót các kỹ thuật đã học).

– Huấn luyện hoàn toàn chiến thuật (học chiến thuật mới và ôn tập chiến thuật đã học).

– Huấn luyện hoàn toàn thể lực (với các nội dung riêng rẽ về sức nhanh, sức mạnh, sức bền. Hoặc các nội dung hỗn hợp các phần trên).

– Huấn luyện liên hợp nhiều nội dung ( thí dụ : huấn luyện kỹ – chiến thuật, huấn luyện kỹ thuật – sức nhanh,…).

– Huấn luyện thi đấu (bao gồm thi đấu tập, thi đấu chiến thuật và thi đấu giải).

Đối với các nội dung huấn luyện hỗn hợp cần chú ý theo yêu cầu tuần tự để có hiệu quả cao (thí dụ : tập thể lực thì theo thứ tự tập khéo léo và sức nhanh trước, tập sức mạnh sau, và sức bền cuối cùng…).

Đối với nội dung phát triển về kỹ thuật : tập kỹ thuật có thể sử dụng đa dạng, vào bất cứ thời điểm nào của buổi tập (với các cách thức và yêu cầu khác nhau); thí dụ : tập trong phần khởi động, trong phần kết thúc, hoặc trong thời gian hồi tĩnh giữa các bài tập.

Phần chính của buổi tập

3. Phần kết thúc của buổi huấn luyện: (HỒI TĨNH 5-10%)

Phần kết thúc của buổi huấn luyện còn được gọi là phần “hồi tĩnh”, chiếm khoảng 5 – 10% thời gian của buổi huấn luyện.

  • Mục đích và yêu cầu của phần kết thúc:

Tập luyện của phần kết thúc buổi huấn luyện nhằm mục đích loại trừ ảnh hưởng xấu tới cầu thủ khi chuyển từ trạng thái vận động cao trở về trạng thái bình thường. Yêu cầu chủ yếu ở đây là “hồi tĩnh” cho hệ tuần hoàn và hệ hô hấp.

  • Nội dung huấn luyện phần kết thúc:

Những nội dung bài tập được sử dạng chủ yếu ở đây là:

– Chạy chậm, kết hợp thực hiện các bài tập thở sâu.

– Các bài tập kỹ thuật (thí dục : chuyền bóng đôi – ba người, tâng bóng…).

– Các bài tập trò chơi (nếu phần chính là tập phát triển thể lực).

Ở phần kết thúc buổi tập huấn luyện viên cần có nhận xét ngắn gọn về buổi tập (nhắc nhở, chỉ dẫn, động viên…).

Căng cơ thả lỏng cuối buổi tập

B. Hướng dẫn cách biên soạn giáo án dạy bóng đá mẫu.

Hướng dẫn cách soạn giáo án bóng đá mẫu như sau:

I. PHÂN LOẠI GIÁO ÁN

-Trong công tác giảng dạy và huấn luyện một đội bóng đá bao giờ củng có hai loại giáo án: Giáo án lý thuyết và giáo án thực hành.

+Giáo án lý thuyết: Cần được tiến hành giảng dạy một cách có hệ thống: lịch sử phát triển, xu hướng phát triển, kỹ chiến thuật, thể lực, luật, trọng tài..vv.. làm cho tầm nhìn của vđv được mở rộng, mở mang tri thức, từ đó giúp công tác huấn luyện và thi đấu được tiến hành thuận lợi hơn.

+Giáo án thực hành: Trong công tác giảng dạy và huấn luyện một đội bóng chủ yếu là giáo án thực hành. Giáo án thực hành bao gồm:

1.Giáo án huấn luyện thể lực.

2.Giáo án huấn luyện kỹ thuật.

3.Giáo án huấn luyện chiến thuật.

4.Giáo án tổng hợp.

5.Giáo án thi đấu.

II. CẤU TRÚC CỦA MỘT GIÁO ÁN THỰC HÀNH

-Cấu trúc của một giáo án thực hành bóng đá gồm 3 phần: (Có 2 cách gọi: chuẩn bị, cơ bản, kết thúc hoặc khởi động, trọng động, hồi tĩnh)

+Phần 1: Khởi động 10-20% (thời gian của một buổi tập, tùy vào phần chính)

+Phần 2: Trọng động 60-75% (thời gian của buổi tập)

+Phần 3: Hồi tĩnh 5-10% (thời gian của buổi tập, tùy vào phần chính)

III.CÁC YẾU TỐ CẦN QUAN TÂM KHI SOẠN GIÁO ÁN BÓNG ĐÁ

1.CLB, trường học, cơ quan quản lý giáo án:

-Điều này cho biết cơ quan, quản lý giáo án

2.Thứ tự số giáo án:

-Cho chúng ta biết hôm nay dạy tới giáo án nào trên tiến trình giảng dạy

3.Người thực hiện giáo án:

-Ai là người thực hiện giáo án, chịu trách nhiệm các mặt về pháp lý cũng như chuyên môn của giáo án, có người phụ không?

4.Mục đích của giáo án, hay mục đích của buổi học:

-Đây là vấn đề quan trọng nhất của một buổi học, nhiệm vụ cần đạt được

-Học mới hay củng cố, tiếp tục củng cố nội dung nào thuộc giai đoạn dạy học nao hay giai đoạn huấn luyện nào.

5.Đối tượng học:

-Lứa tuổi của người học, đặc điểm lứa tuổi, nam hay nữ

-Số lượng người học bao nhiêu?

-Trình độ, khả năng của người học

6.Thới gian học tập:

-Thời gian của một buổi học bao nhiêu phút? thời gian cho từng phần của một giáo án, thời gian của mỗi bài tập.

-Thời điểm nào học? ngày nào của tuần, tháng? năm?

7.Địa điểm học tập:

-Tập sân nào? mặt sân ra sao? kích thước sân bải? có phải sử dụng chung với các đội lớp khác không? đã kẻ sân hay chưa? có khung thành không?

-Địa điểm tập luyện của sân ở đâu?

8.Trang thiết bị tập luyện:

-Căn cứ vào các yếu tố trên chúng ta chuẩn bị trang thiết bị tập luyện phù hợp

9.Phương pháp dạy học:

-Chúng ta sử dụng bao nhiêu phương pháp, lựa chọn các phương pháp phù hợp nhất cho đối tượng học và giải quyết được nhiệm vụ.

-Cần định lượng rõ: thời gian – số lần lặp lại – quảng nghỉ cho mỗi bài tập

Trên đây là các vấn đề cần lưu ý hết sức qua trọng khi soạn giáo án bóng đá trẻ em, giáo án bóng đá người lớn, giáo án dạy bóng đá cộng đồng, giáo án dạy bóng đá phong trào, giáo án huấn luyện bóng đá.

IV. SOẠN GIÁO ÁN MẪU (Các bạn tham khảo nhé)

1.Giáo án giảng dạy bóng đá của Trường ĐH TDTT TpHCMGA-TRƯỜNG-ĐẠI-HỌC-TDTT-TPTải xuống

2.Giáo án trung tâm dạy bóng đá cộng đồng Nam ViệtGA-TRUNG-TÂM-DẠY-BÓNG-ĐÁ-NAM-VIỆTTải xuống

3.Giáo án huấn luyên Bằng “C” AFCGA-BẰNG-C-AFC-NĂM-2009Tải xuống

3.Giáo án huấn luyện học viên HAGL JMJ (Các bạn gửi qua mail nhé: Cho tôi xin giáo án HAGL JMJ, gửi: duongvua@gmail.comChương-trình-huấn-luyện-bóng-đá-giài-hạn-ArsenalTải xuống

4.Giáo án Futsal Lave 1 AFC ( Các bạn gửi qua mail nhé: Cho tôi xin giáo án futsal Lave1 AFC, gửi: duongvua@gmail.com

5.Giáo án cộng đồng phía bắcGA-huan-luyen-cong-dong-mien-bacTải xuống

Các bạn tham khảo nhé.Giao an k.37hlttTải xuốngGIAO AN-HLTT-HKVII (1)Tải xuống

Thông qua bài viết trung tâm dạy bóng đá nam việt dành cho trẻ em, người đi làm, học sinh, sinh viên ở TpHCM, chúng tôi hi vọng các bạn tham khảo và tự mình soạn được một giáo án dạy bóng đá tốt hay phù hợp với người học.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*