Hướng dẫn chi tiết các kỹ thuật dẫn bóng trong bóng đá
Dẫn bóng là một kỹ thuật cơ bản cần thiết trong thi đấu bóng đá. Chín vì điều đó Trung tâm cho thuê hlv bóng đá nam việt muốn phân tích hướng dẫn chi tiết các kỹ thuật dẫn bóng cho mọi người tham khảo.
1. Tầm quan trọng của kỹ dẫn bóng.
Trong quá trình thi đấu có nhiều trường hợp cầu thủ không thể trực tiếp chuyền bóng đi; cũng có lúc để đạt được yêu cầu về chiến thuật mà cần phải khống chế bóng trong chân (vì khi đấu thủ có bóng thì bị đối phương đến tranh bóng thì đồng đôi chưa tiếp ứng kịp); do đó phải dẫn bóng.
Dẫn bóng là sự di chuyển của đấu thủ cùng với bóng.
Mục đích của việc dẫn bóng là nhằm thoát sự tranh cướp của đối phương, hoặc lôi kéo đối phương rời khỏi vị trí phòng thủ của mình, tạo thành chỗ trống và nhằm có điều kiện quan sát tình hình trên sân.
Theo sự phát triển không ngừng của bóng đá, kỹ thuật dẫn bóng đã đạt đến trình độ cao, một cầu thủ bóng đá ưu tú, đặc biệt là tiền đạo phải nắm vững kỹ thuật này một cách toàn diện và điêu luyện.
Chúng ta đều biết rằng bóng đá hiện đại đòi hỏi nhịp điệu và tốc độ thi đấu cao. Trong khi đó, cầu thủ dẫn bóng mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới tốc độ tấn công; hãy so sánh các số liệu:
- Đá bóng mạnh, xa 20m mất 1s5.
- Đá bóng vừa, xa 20m mất 2s.
- Dẫn bóng thật nhanh, 20m mất 3s.
Tuy vậy dẫn bóng vẫn là một bộ phận của kỹ thuật bóng đá và nhiều khi nó trở thành cần thiết và hợp lý. Trongthi đấu, động tác dẫn bóng vẫn được sử dụng thừơng xuyên và gắn liền với các động tác khác như giữ bóng, đá bóng, động tác giả. Bởi vậy cầu thủ phải nắm thuần thục các kiểu dẫn bóng, thuần thục các kiểu dẫn bóng để vận dụng nó trong thi đấu một cách chợp lý và hiệu quả.
2 Những yêu cầu quan trọng nhất đối với kỹ thuật dẫn bóng.
- Khi dẫn bóng, bước chạy ngắn và vững vàng. Nếu bước quá lớn thường làm lực tác dụng vào bóng mạnh, bóng bị nẩy xa không kkhống chế được; khi cần chuyển hướng dẫn bóng rất khó.
- Động tác dẫn bóng cần nhịp nàng, hai tay đấnh tự nhiên, sẵn sàng chuyển bị chuyển hướng, hoặc chuyển hướng sút cầu môn.
- Dẫn bóng không có nghĩa là liên tục dùng chân đá bóng mà là dùng chân đẩy bóng, bóng cách người không quá 1 – 1,5m. Như thế muốn thực hiện ý định khác (chuyển hướng, đá bóng …) cầu thủ mới kịp chuyển hướng theo ý muốn.
Trong tình huống không có đối phương tranh cướp, cự ly giữa người và bóng có thể xa hơn (cầu thủ đẩy bóng mạnh hơn) để tranh thủ chạy nhanh khắc phục khoảng không gian trước mặt.
- Khi có đối phương đuổi theo, cầu thủ phải dùng người che bóng và dùng chân cách xa đối phương để dẫn bóng. Nếu đối phương đuổi theo tranh cướp ở bên phải thì cầu thủ hơi nghiêng người sang phải (phía đối phương) để che bóng và dùng chân trái dẫn bóng. Do vậy, cầu thủ phải biết các kiểu đá bóng và vận dụng thuần thục cả hai chân.
- Lúc dẫn bóng cần quan sát tình hình trên sân. Điều này bảo đảm cho cầu thủ biết đánh giá toàn bộ tình huống thi đấu, tranh thủ thời cơ có lợi ở khu vực nào đó để chuyền bóng phối hợp với đồng đội.
Muốn thế kỹ thuật dẫn bóng của cầu thủ phải thuần thục, tầm quan sát phải rỗng, trong khi dẫn bóng vẫn quan sát tình hình chung hoặc vừa quan sát vừa dẫn bóng để tiếp tục làm động tác dẫn bóng. Ơ những cầu thủ ưu tú thì dẫn bóng, chủ yếu là quan sát tình hình trên sân mà ít nhìn bóng.
3 Phương pháp dẫn bóng và nội dung động tác.
Căn cứ vào vị trí, không gian của bóng, có những phương pháp dẫn bóng sau:
- Dẫn bóng bằng mu trong.
- Dẫn bóng bằng mu ngoài.
- Dẫn bóng bằng lòng bàn chân.
- Dẫn bóng bằng mu trong
- Dẫn bóng bằng mu giữa.
- Dẫn bóng bằng đùi.
- Dẫn bóng bằng đầu.
3.1. Dẫn bóng lăn sệt dưới đất
Được dùng tương đối phổ biến vì cầu thủ luôn luôn khống chế được bóng và nếu cần thì dễ làm động tác chuyển hướng kết hợp với động tác giả. Kiểu dẫn bóng này tương đối nhanh.
Vị trí bàn chân tiếp xúc bóng giống như động tác đá bóng bằngmu trong.
Khi dẫn bóng, chạy nhịp nhàng, bước chạy bình thường; nếu bước chạy trùng với thời cơ tiếp xúc bóng khki cơ thể đang bay trên không, mũi bàn chân (phía trước tức là chân dẫn bóng) hơi xoay ra ngoài, đầu gối “ mở” ra, hướng mu trong bàn chân về phía trước đồng thời cẳng chân hơi lăng duỗi ra, dùng mu trong bàn chân đẩy bóng về phía trước.
Do thời cơ đẩy bóng là lúc chân trước sắp rơi xuống mặt đất nên trong bước chạy đẩy bóng cầu thủ phải phán đoán tốc độ lăn của bóng để có bước chạy thích hợp. Động tác đẩy bóng cần mềm mại, thả lỏng cơ bàn chân và cẳng chân. Lúc chân chạm bóng thì bụng hơi ưỡn về phía trước tay dang tự nhiên.
Kiểu dẫn bóng này được dùng nhiều khi cầu thủ cần dẫn bóng thẳng hướng chạy, nhất là khi cần phát huy tốc độ dẫn bóng thật nnhanh. Nhưng nếu muốn chuyển hướng thhì có khó khăn hơn.
Vị trí tiếp xúc của chân với bóng là mu giữa. Cầu thủ chạy thẳng, nhịp nhàng. Ở bước chạy đẩy bóng, chân đạp sau hơi mạnh hơn bình thường, thích hợp với tầm cơ thể rơi xuống để chân làm động tác đẩy bóng. Khi chuẩn bị tiếp xúc, chân trước thả lỏng, cẳng chân lăng nhẹ về trước, mu chân duỗi căng, dùng mu giữa bàn chân đẩy bóng, chính vì động tác này không phải bẻ đầu gối và bàn chân ra ngoài như động tác daaxn bóng bằng mu trong nên cầu thủ tranh thủ chạy dẫn bóng nhanh hơn (hình 37).
Kiểu dẫn này tương đối nhanh và được sử dụng nhiều nhất khi có đối phương đuổi theo tranh cướp. Nếu đối phương ở bên phải thì dùng má ngoài chân trái để dẫn bóng. Như vậy toàn thân cầu thủ là “từơng” ngăn cách giữa đối phương và bóng; nhất là khi dẫn bóng mu ngoài thì cự ly giữa đối phương và bóng lại càng xa. Mặt khác, kiểu dẫn bóng cũng giúp đổi hướng dẫn bóng được dễ dàng, thuận lợi.
Vị trí tiếp xúc của chân và bóng là mu ngoài. Vì thế, trong bước chạy đẩy bóng khi ở trên không, cầu thủ phải làm động tác xoay khớp hông và xoay mũi chân của chân trước vào trong (chân dẫn bóng ) để khi sắp rơi xuống đất, cẳng chân lăng nhẹ, dùng mu ngoài bàn chân đẩy bóng lăn về phía trước. Các yếu lĩnh khác giống nư dẫn bóng bằng mu trong, mu giữa (hình 38).
Kiểu dẫn bóng này thường dùng khi có đối phương ở trước mặt. Cầu thủ đẩy bóng nhẹ cách người 0,5 – 1m. Luôn luôn chuẩn bị xử lý với những tình huống thay đổi (chuyền bóng, động tác giả).
Động tác dẫn bóng bằng kiểu này không nhanh và thường kết hợp với động tác chuyển hướng bóng. Khi tiếp xúc bóng, cầu thủ xoay hông, bẻ chân dẫn bóng ra ngoài, khớp gối hơi co, dùng lòng bàn chân đẩy nhẹ bóng. Cũng có thể đẩy bóng khi cơ thể đang bay trên không (khi chạy), hoặc có thể đẩy bóng khi đang đi, có chân trụ đặt vững chắc trên đất.
3.2. Dẫn bóng trên không.
Kiểu dẫn bóng này tức là dùng mu giữa, đầu hoặc đùi liên tiếp tâng bóng nảy trên không trong khi cầu thủ di chuyển. Những phương pháp này rất ít được sử dụng trong thi đấu mà thường là các nội dung khởi động nhằm nâng cao trình độ khéo léo, mềm dẻo và cảm giác của chân, đầu với bóng cho cầu thủ.
Để lại một phản hồi