HUẤN LUYỆN THỦ MÔN BÓNG ĐÁ

SÁCH HUẤN LUYỆN THỦ MÔN BÓNG ĐÁ

I. VAI TRÒ CỦA THỦ MÔN

1. Tầm quan trọng trọng của thủ môn.

Thủ môn là một nửa đội hình, hay là 50% sức manh của đội bóng. Trong thi đấu thủ môn (TM), Goalkeeper (GK) là người đứng cuối cùng trong hàng phòng ngự của toàn đội. Nhiệm vụ chủ yếu của TM là giữ vững khung thành, ngăn cản không cho đối phương đưa bóng vào lưới và đồng thời, khi cắt, bắt được bóng, phải nhanh chóng phối hợp hiệu quả với đồng đội để triển khai hoạt động tấn công. Do có vị trí và vai trò quan đặc biệt cho nên yêu cầu người thủ môn phải biết quan sát tốt toàn cục trận đấu, biết phân tích xu thế và các tình huống sẽ xẩy ra, biết phối hợp với đồng đội để chỉ huy tuyến phòng thủ và triển khai các hoạt động tấn công.

Người thủ môn xuất sắc sẽ khước từ các cơ hội ghi bàn và làm nản chí thi đấu của đối phương đồng thời là sự cổ vủ tinh thần, tăng cường ý chí chiến đấu cho cả đội, tạo điều kiện tốt cho thắng lợi của một trận đấu. Ngược lại, chỉ một sơ suất nhỏ của thủ môn trong chốc lát cũng có thể biến bao công sức của cả đội tan tành mây khói.

2. Những đặc điểm thể chất và tâm lý của người thủ môn.

2.1. Đặc điểm về thể chất.

-Chiều cao thích hợp nhất của thủ môn khoảng 175 – 185 cm, thủ môn thấp không bắt được bóng cao bay vòng cung vào cầu môn, khó khăn khi tranh cướp bóng cao với tiền đạo cao tô. Thủ môn quá cao thường kém độ dẻo và linh hoạt hơn, khó khăn những đường bóng thấp vào cầu môn.

-Trọng lượng cơ thể phải cân đối với chiều cao. Thủ môn năng quá thiếu linh hoạt, nhẹ quá dễ bị xô đẩy trong khu cầu môn.

-Vấn đề sức mạnh của cơ thể có liên quan với cân nặng. Đá bóng lên, ném bóng hoặc tranh cướp bóng đều không thể thiếu yếu tố sức mạnh. Một thủ môn to, khỏe có sức mạnh cũng gây uy thế trước hàng tiền đạo của đối phương.

-Quỹ đạo bóng bay không phải lúc nào củng để thủ môn bắt dễ dạng, nhiều lúc phải nhảy lên đẩy bóng, bắt bóng cao, bật ngang để bắt, đẩy những đường bóng vào góc cầu môn xa vị trí đứng của mình, nên thủ môn cần có sức bật tốt.

-Trong thi đấu nhiều tình huống đòi hỏi thù môn (TM) phải nhanh, nhiều tình huống mà thất bại hay thành công chỉ xẩy ra trong giây lát, những tình huống rất bất ngờ của đường bóng đòi hỏi thù môn phải phản ứng nhanh: do đó các sức nhanh của thủ môn phải tôt như sức nhanh di động, sức nhanh tần số động tác đặc biệt là sức nhanh phản xạ phải tốt.

-Thủ môn không có tố chất khéo léo sẽ không giải quyết được những tình huống khó khăn và đảm bảo an toàn cho cơ thể. Thí dụ những trường hợp cần ngã, bay người để bắt bóng đều rất cần tố chất khéo léo của thủ môn. Ngoài ra tố chất dẻo cũng rất quan trọng. Những cơ khớp vì nặng nề sẽ gây trở ngại cho những động tác của thù môn.

-Sức bền của thủ môn không tốt thì hiệu suất thi đấu không cao. Trong thi đấu thủ môn phải chạy, nhảy, ngã, di động chọn vị trí bắt bóng liên tục ở các góc độ tư thế các tầm, các hướng khác nhau. Do nhiệm vụ có tính chất toàn diện, thủ môn cần được chuẩn bị đầy đủ các tố chất thể lực.

Trên đây là những tố chất thể lực cần có của thủ môn, nhưng bản thân những tố chất đó chưa thể đáp ứng với hoạt động nhằm hoàn thành nhiệm vụ của thủ môn. Một thủ môn tốt cần có những yếu tố tâm lý nhất định sau đây.

2. Yêu cầu về đặc điểm tâm lý.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*