HUẤN LUYỆN THỂ LƯC CHO CẦU THỦ BÓNG ĐÁ
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC HL THỂ LỰC
Sự chuẩn bị thể lực đó là quá trình hoàn thiện trạng thái thể lực cho cầu thủ bóng đá. Nó được xác định dựa trên các yếu tố về sức khỏe, mức độ phát triển các tố chất vận động và đặt điểm thân thể cầu thủ. Vì thế các bài tập phải luôn hướng tới sự phát triển về hình thái cũng như các chức năng hoạt động của các bộ phận của cơ thể cấu thủ. Quá trình chuẩn bị thể lực được chia làm hai dạng là: thể lực chung và thể lực chuyên môn.
Mục đích chuẩn bị thể lực chung là đạt được khả năng làm việc cao nhất, phối hợp chặt chẽ trong hoạt động các cơ quan chức năng của cơ thể cũng như phát triển thể hình (N.I.Ponômarep 1974). Thể lực chung hướng tới sự phát triển cho cầu thủ, vì thế để hoàn thiện nó cần áp dụng các dạng bài tập mang đặc tính khác nhau trong quá trình huấn luyện bóng đá: các bài tập của các môn bóng rổ, bóng ném, điền kinh v.v… đống thời tạo điều kiện để các chức năng hoạt động cơ thể làm việc tốt hơn.
Thể lực chuyên môn giải quyết nhiệm vụ chủ yếu là phát triển và hoàn thiện tố chất vận động trong hoạt động thi đấu bóng đá. Ở quá trính này phải lựa chọn các phương pháp cũng như biện pháp hướng đến sự hoàn thiện cho cầu thủ đẳng cấp cao.
II. YÊU CẦU KHI HUẤN LUYỆN THỂ LỰC CHO CẦU THỦ BÓNG ĐÁ
Huấn luyện thể lực là nhằm phát triển, củng cố và hoàn thiện các tố chất thể lực cũng như các cơ quan chức năng trong cơ thể để cầu thủ thực hiện tốt nhiệm vụ thi đấu. Huấn luyện thể lực là nhiệm vụ rât quan trọng và cũng rất phức tạp trong bóng đá.
Huấn luyện thể lực đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc huấn luyện, phải sử dụng toàn bộ các phương tiện, phương pháp và các hình thức huấn luyện. Huấn luyện thể lực phải gắn bó chặt chẽ với các mặt huấn luyện khác.
Nội dung và lượng vận động của huấn luyện thể lực phụ thuộc vào các giai đoạn huấn luyện, kế hoạch huấn luyện, lịch thi đấu và vào trạng thái thể lực của cầu thủ nhưng với mục tiêu là đạt được thành tích cao nhất.
Huấn luyện thể lực phải đạt được các yêu cầu sau:
– Củng cố sức khỏe.
– Phát triển toàn diện và đến mức cao nhất các tố chất thể lực và khả năng chức phận của các cơ quan trong cơ thể.
– Nâng cao khả năng vận động cho cầu thủ, biết sử dụng hợp lý thể lực trong các tình huống khác nhau.
– Huấn luyện thể lực phải thống nhất với kỹ chiến thuật, phải phục vụ cho kỹ chiến thuật.
Huấn luyện thể lực bao gồm hai phần:
Huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn. Tùy theo các giai đoạn huấn luyện, kế hoạch huấn luyện và thi đấu mà tỷ lệ giữa hai thành phần này khác nhau đồng thời lượng vận động được sử dụng cũng khác nhau. Huấn luyện thể lực chung tạo tiền đề cho huấn luyện chuyên môn. Huấn luyện thể lực chuyên môn là sự chuẩn bị thể lực cao nhất phục vụ trực tiếp cho thi đấu. Trong huấn luyện thể lực chung các bài tập được sử dụng thường rất đa dạng và phong phú bao gồm : Các môn thể thao, các bài tập với vật nặng, các hoạt động ngoài trời… Trong huấn luyện thể lực chuyên môn thì sử dụng các bài tập tương tự giống như trong thi đấu.
Để huấn luyện thể lực tốt nhằm đáp ứng được yêu cầu của bóng đá, khi huấn luyện cần chú ý tới đặc điểm thể hiện của các tố chất thể lực như :
a/ Sức bền : Sức bền chiếm vị trí đặc biệt quan trọng do lượng vận động trong bóng đá rất lớn và thời gian thi đấu dài. Sức bền trong bóng đá là sức bền hỗn hợp bao gồm cả hai loại : sức bền ưa khí và sức bền yếm khí.
b/ Sức mạnh : Sức mạnh được thể hiện trong mọi hành động của cầu thủ trên sân. Sức mạnh trong bóng đá chủ yếu là sức mạnh tương đối mang tính chất sức mạnh động lực (sức mạnh tốc độ).
c/ Tốc độ : Bóng đá là môn đối kháng trực tiếp và sân chơi rộng nên tốc độ có một vị trí đặc biệt quan trọng. Trong bóng đá cả ba hình thức biểu hiện của tốc độ đều rất quan trọng : tốc độ phản ứng vận động, tốc độ động tác và tần số.
d/ Khéo léo : Trong bóng đá hoạt động để điều khiển bóng chủ yếu bằng chân, tình huống luôn thay đổi và đối kháng trực tiếp nên khéo léo có vai trò rất quan trọng. Sự khéo kéo trong bóng đá còn được thể hiện thông qua việc thực hiện động tác, khi di chuyển, khi xử lý tình huống. Ngoài ra trong bóng đá còn phải đặc biệt chú ý tới cảm giác về không gian và thời gian, cảm giác tốc độ, cảm giác nhịp điệu, cảm giác bóng, cảm giác dùng lực.
đ/ Mềm dẻo : Mềm dẻo giúp cho phát triển các tố chất khác, làm tăng biên độ động tác, hạn chế được các chấn thương trong thi đấu. Trong bóng đá mềm dẻo mang nhiều tính chất tích cực : biên độ thực hiện động tác, các động tác xoạc, các động tác ngã…
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN THỂ LỰC CHO CẦU THỦ BÓNG ĐÁ
Để lại một phản hồi