Dạy trẻ em cách tâng bóng cơ bản nhất

Dạy trẻ em cách tâng bóng cơ bản nhất

I.TÁC DỤNG CỦA TÂNG BÓNG

1.Định nghĩa:
Tâng bóng là động tác kỹ thuật mà cầu thủ tiếp xúc bóng liên tục thông qua các vị trí hiệu quả trên cơ thể, hay tâng bóng đơn thuần là giử bóng không chạm đất, nẩy trên các phần cơ thể (trừ tay và bàn tay).

2.Tác dụng:

Tập luyện kỹ thuật tâng bóng là một biện pháp hửu hiệu nhất giúp các cầu thủ tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong cơ thể, hoàn thiện kỹ năng di chuyển, tăng cường độ linh hoạt của các ổ khớp, tạo cảm giác về độ đàn hồi, trọng lượng, bộ phận tiếp xúc, độ xoáy hay lực sử dụng khi tiếp xúc bóng. Thuần thục kỹ thuật tâng bóng sẽ tạo ra một nền tảng cơ sở vững chắc cho các kỹ thuật chuyền – nhận – dẫn – sút – đánh đầu và tranh cướp bóng…vì vậy tâng bóng là kỹ thuật mà bất cứ cầu thủ ở đẳng cấp và lứa tuổi nào củng phải kiên trì thường xuyên luyện tập, đặc biệt đối với những người mới tập và những cầu thủ ở lứa tuổi thanh thiếu niên thì lài càng phải chú trọng luyện tập nhiều hơn.

Bằng các bộ phận trên cơ thể là một trong nhưng biện pháp vô cùng hữu hiệu giúp trẻ nắm chắc tất cả các tính năng cũng như giúp trẻ khống chế bóng một cách dễ dàng. Bên cạnh đó luyện tập tâng bóng bằng các bộ phận trên cơ thể sẽ giúp trẻ tăng cường cũng sự sự phối hợp ưng ý và nhịp nhàng hơn của các bộ phận trên cơ thể, tăng cường độ linh hoạt của khớp gối, cổ chân, hông, hoàn thiện các kỹ năng di chuyển đồng thời giúp  trẻ phát triển một số kỹ năng như phản xạ và ứng biến nhanh chóng trong thi đấu. Nếu như trẻ có thể thuần thục được kỹ năng tâng bóng sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho các kỹ thuật sút bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, đỡ bóng và cướp bóng từ đối phương. 

Video học viên trung tâm dạy bóng đá nam việt tâng bóng qua lại

II. KẾT CẤU KỸ THUẬT TÂNG BÓNG

– 1. Quan sát quỹ đạo bay của bóng (phán đoán điểm rơi và tốc độ rơi của bóng).
– 2. Di chuyển chọn vị trí (vị trí thuận lợi nhất để thực hiện động tác).
– 3. Tư thế chuẩn bị (tùy theo từng kỹ thuật).
– 4. Thực hiện động tác:
o Thời điểm tiếp xúc (bóng vừa qua khớp của bộ phận tiếp xúc VD tang mu bàn chân thì bóng vừa qua khớp gối).
o Bộ phận tiếp xúc + tâm dưới bóng
o Cách truyện lực (từ dưới lên trên
– 5. Chuẩn bị cho động tác kế tiếp.

III. HƯỚNG DẪN CÁCH DẠY TRẺ EM TÂNG BÓNG TỪ ĐẦU

Cha me, thầy cô giáo, HLV cần phải tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp, giai đoạn dạy học kỹ thuật bóng đá, đặc biệt là các giai đoạn phát triển tâm sinh lý lứa tuổi để đưa ra bài tập, phương pháp tốt nhất để dạy trẻ nhỏ cách tâng bóng. Nếu không sẽ giết chết tình yêu bóng đá của một đứa trẻ.

Qua nhiều năm giảng dạy huấn luyện bóng đa trẻ em, Trung tâm dạy bóng đá trẻ nhỏ nam việt đút rút ra cách dạy trẻ tâng bóng như sau:

1. Gây thói quyen yêu thích tập luyện bóng đá cho trẻ nhỏ:

Không phải các bài tập tâng bóng nhiều, cũng chẳng phải các bài tập bóng đá cao siêu mà chính là các trò chơi giúp bé yêu thích trái bóng, yêu thích trò chơi bóng đá là bài tập đầu tiên quý phụ huynh và các Thầy cô giáo nhé.

Giảng viên, HLV Trịnh Đình Dương đang giúp các bé học viên trung tâm bóng đá Nam Việt yêu thích bóng đá

2. Giúp bé tiếp xúc bóng càng nhiều càng tốt. (các bài tập bổ trợ giúp bé tiếp xúc bóng)

Sau khi bé yêu thích tập luyện môn bóng đá, thường xuyên tới Trung tâm, clb, lớp học, lò đào tạo bóng đá đều đặn, bằng phương phương pháp quan sát sư phạm thấy cháu đã làm quyen được một só kỹ năng cơ bản như đi, đứng, chạy nhảy, cầm nắm thành thục, thì chúng ta hướng dẫn em các bài tập bổ trợ tiếp xúc bóng nhiều.

Tiếp xúc là phần quan trọng nhất trong kỹ thuật tâng bóng.

Các bài tập tiếp xúc nhiều.

3. Tập từng động tác riêng lẽ.

Theo yêu cầu của nguyên tắc dạy học, theo nguyên lý của dạy học, lúc mới tập hệ thần kinh lan tỏa, nhiều nhóm cơ tham gia vào, nên cần tập các động tác riêng lẽ đễ hình thành đường liên hệ trên võ nạo, giúp động tác tự động hóa dần.

Tập riêng lẽ từng động tác, từng chân

4. Tập một số hoạt động nhỏ, dễ, gần với động tác tâng bóng

Do chân là bộ phận thô kệch, kém linh hoạt vì thế rất khó thực hiện điều khiển theo toàn bộ động tác tâng bóng ngay, vì thế chúng ta phải dùng phương pháp phân chia, chia các động tác tập trước, các động tác tập sau

Chia các động tác nhỏ dễ tập trước

5. Sắp xếp các động tác tập tâng một cách khoa học.

Chúng ta phải có hệ thông bài tập bổ trợ tâng bóng, sắp xếp theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ tai chổ đến di chuyển… như vậy mới giúp bé thuần thục với động tác tâng bóng được.

Hệ thống các bài tập tâng bóng từ dễ đến khó.

Trên đây là tình tự các bước dạy cho trẻ em tâng bóng. Trung tâm dạy bóng đá trẻ em Nam Việt hi vọng mọi người tham khảo và giúp các bé biết cách tâng bóng thuần thục, từ đó nâng cao kỹ thuật đá bóng cho bé.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*