Chương trịnh học tập kỹ thuật cho thủ môn bóng đá
– 29 Tháng Bảy, 20210
Hướng dẫn chi tiết các kỹ thuật thủ môn bóng đá
Nhằm góp phần nâng cao công tác huấn luyện, đạo tạo, dạy thủ môn nước nhà, Trung tâm dạy bóng đá nam việt hệ thống hóa chi tiết các kỹ thuật thủ môn làm tài liệu tham khảo cho các hlv thủ môn.
KỸ THUẬT CỦA THỦ MÔN TRONG BÓNG ĐÁ
Kỹ thuật của thủ môn là những động tác được sử dụng để bảo vệ khung thành nhằm ngăn chặn – chống đỡ các đường bóng tấn công của đối phương đồng thời nhanh chóng đưa bóng vào cuộc để tổ chức tấn công .Ngoài những kỹ thuật cơ bản của các cầu thủ khác ,thủ môn còn được phép sử dụng đôi tay để điều khiển bóng trong khu cấm địa của mình và đây cũng chính là những kỹ thuật đặc trưng và thông dụng nhất của thủ môn
Xét theo nhiệm vụ thì kỹ thuật của thủ môn được chia ra thành 2 nhóm chính là:
_ Các kỹ thuật phòng thủ và
_ Các kỹ thuật tấn công
Do nhiệm vụ chủ yếu của thủ môn là hoạt động phòng thủ cho nên những kỹ thuật phục vụ cho hoạt động này được coi là những kỹ thuật cơ bản và đồng thời nó cũng chiếm số lượng lớn hơn các kỹ thuật tấn cộng .Tuy nhiên điều này cũng không có nghĩa là những kỹ thuật tấn công bị coi nhẹ mà ngược lại nếu không sử dụng tốt các kỹ thuật tấn công thì thủ môn coi như mới chỉ hoàn thành được một nửa nhiện vụ của mình.
I. CÁC KỸ THUẬT PHÒNG THỦ CỦA THỦ MÔN BÓNG ĐÁ
Trong kỹ thuật phòng thủ của thủ môn bao gồm 2 loại là các Kỹ thuật phòng thủ không bóng và kỹ thuật phòng thủ có bóng.
1.Các kỹ thuật phòng thủ không bóng như là: Tư thế cơ bản, di chuyển, chạy , nhảy, bật và, động tác giả
a. Tư thế cơ bản :Tư thế cơ bản trong phòng thủ của thủ môn ( hay còn gọi là tư thế phòng thủ ) là tư thế đứng giúp thủ môn có thể chuyển sang các hoạt động khác một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.
– Phương pháp thực hiện kỹ thuật: Hai chân đứng rộng bằng vai (khoảng từ một đến hai bàn chân ), đầu gối hơi gập để đưa thân người về phía trước, trọng tâm rơi vào 2 mũi bàn chân để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất phát nhanh. Hai tay thả lỏng tự nhiên ở phía trước ngực, khuỷu tay hơi gập lòng bàn tay hướng vào nhau ,các ngón tay duỗi tự nhiên. Đầu hơi ngẩng lên để dễ quan sát các hoạt động ở phía trước. Tư thế này nếu duy trì lâu xẽ dẫn đễn mệt mỏi và, vì vậy chỉ nên sử dụng khi cần thiết ,còn bình thường thì nên đứng thả lỏng quan sát di chuyển qua lại, làm nóng các khớp khi không có bóng …
b. Hoạt động duy trì vị trí của thủ môn (hay còn goi là di chuyển chọn vị trí )
Thông thường thủ môn chỉ sử dụng tư thế đứng cơ bản để bắt, cản phá các quả đá phạt 11m, các quả đá phạt ở cự ly gần, hoặc khi đối mặt với đối phương có bóng trong tình thế ( một đấu một ) còn khi không có bóng phần lớn hoạt động của họ là thực hiện các bước di chuyển sang tất cả các hướng theo diễn biến của trận đấu (theo hướng phát triển của các đường bóng. Việc thực hiện các bước di chuyển này được gọi là hoạt động duy trì và chọn vị trí của thủ môn .
_ Phương pháp thực hiện kỹ thuật :Từ tư thế cơ bản, bằng các bước ngang, bước đúp và bước nhẩy thủ môn sẽ di chuyển sang các hướng để đón bóng, khép góc chặn các đường tấn công của đối phương. Thông thường khi di chuyển về bên nào thì chân đó xuât phát trước, còn chân kia xẽ làm chân trụ đẩy bước kế tiếp Trọng tâm không nên quá cao. Khi bước chéo ngang không nên bước quá dài vì như vậy sẽ khó đổi hướng bất ngờ khi cần thiệt.
c. Kỹ thuật chạy của thủ môn:
Thủ môn sử dụng các bước chạy để di chuyển nhanh theo hướng bóng hoặc băng lên cản phá hay bắt các đường bóng ở xa cầu môn . Do trong thi đấu cũng có lúc thủ môn phải chạy ra khỏi khu cấm địa của mình ,nên họ cũng cần phải có kỹ thuật chạy tốt để đạt tốc độ cao trong các hoạt động cần thiết .Ngoài các tình huống trên ,nhìn chung hoạt động của thủ môn thường là chạy ngắn và thường kèm theo các yêu cầu khác như ,bất ngờ đổi hướng ,rừng và xuất phát nhanh, chạy, nhẩy ,bật hoặc lao ra ngã cản phá …
Căn cứ vào mục đích thực hiện ,kỹ thuật chạy của thủ môn được chia ra làm 2 phần :
_ Phần đầu là chạy đơn thuần
_ Phần tiếp theo là chạy kết hợp với hành động phòng thủ :
Ở phần thứ hai bước chạy ngắn hơn ,trọng tâm hạ thấp hơn và gần như không còn động tác đánh tay nữa (vì lúc này tay đang ở tư thế chuẩn bị để bắt bóng _đỡ bóng ) khi chạy thân trên lao về phía trước ,chân lăng theo quán tính ,gập sâu khớp hông và khớp gối .
Ngoài hướng chạy thẳng hoặc chếch thủ môn cũng thường sử dụng các bước chạy lùi . Kỹ thuật này cũng thực hiện tương tự như ở giai đoạn hai (hạ thấp trọng tâm ) và đôi khi kết hợp với các bước nhẩy đúp . Cần chú ý khi thực hiện bước chạy lùi không nên để thân quá thấp ( lê chân trên mặt cỏ ) vì như vậy sẽ rễ bị vấp làm mất thăng bằng .
d. Kỹ thuật nhẩy của thủ môn (hay gọi là kỹ thuật bật nhẩy khi bắt bóng )
Nhẩy là hoạt động được thủ môn sủ dụng nhằm đưa cơ thể lên cao ,hoăc ra xa để băt bóng hoặc chống đỡ với các đường bóng ở trên cao hay ở xa thân người. Thông thường khi đã có sức bật tốt thì cũng sẽ bật nhẩy tốt , nhưng trong bóng đá nếu chỉ có riêng yêu tố này thì sẽ là chưa đủ .Vì vậy để có được hiệu quả cao trong bật nhẩy đón bóng ngoài sức bật ,thủ môn cần có tính nhịp điệu va sự kết hơp của động tác và khả năng phán đoán độ rơi (điểm rơi , tốc độ rơi của bóng và các đường đi của bóng …).Có như vậy họ mới có thể làm chủ được bóng ở trên cao trước sự tranh chấp của đối phương .Cũng như ở các hoạt động sức mạnh động lực khác , ở các động tác bật nhẩy những yếu tố cơ bản là : Sức mạnh bột phát của hệ cơ chi dưới và khả năng phối hợp động tác lấy đà .Trong nhiều trường hợp động tác bật nhẩy của thủ môn gắn liền với với việc chống đỡ va chạm và vì vậy khi bật nhẩy lên thủ môn cũng cần phải lên gân toàn thân và giai đoạn này được gọi là sử dụng sức mạnh trên không
Kỹ thuật bật nhẩy của thủ môn có thể được tiến hành tại chỗ không hoặc có chạy đà và giậm nhảy bằng một hoặc 2 chân . Kĩ thuật này về cơ bản cũng tương tự như giai đoạn bật nhẩy đánh đầu trên không của các cầu thủ khác.
e .Động tác giả của thủ môn
Động tác giả là các hành động nhằm đánh lừa đối phương và che dấu ý đồ của mình .Thủ môn có thể sử dụng hầu như tất cả các bộ phận trên cơ thể để thực hiện các động tác giả trong thi đấu ( từ chân , tay ,đầu cho đến thân người ,hướng mắt hoặc nét mặt …..) Mục đích chủ yếu của hoạt động này là nhằm dụ đối phương đưa bóng về hướng có lợi và đánh lừa đối phương đưa bóng về hướng có lợi cho viêc bắt bóng ,chống đỡ hoặc cản phá của thủ môn .Cũng giống như động tác giả của các cầu thủ .Động tác giả của thủ môn cũng không để cho trọng tâm di chuyển sang hướng đánh lừa ,vì như vậy sẽ làm mất nhiều thời gian và khó dịch chuyển trọng tâm về hướng hoạt động làm mất đi tính bí mật ,bất ngờ của động tác “
Trên thực tế thủ môn thường sử dụng động tác giả khi đón đỡ phạt đền 11m đối mặt một đấu một với đối phương đang dẫn bóng hoặc trước những tình huống bóng gần
2. Các kỹ thuật phòng thủ có bóng của thủ môn
Phòng thủ có bóng của thủ môn bao gồm các kỹ thuật sau :
- Các kỹ thuật bắt bóng cơ bản (bóng chính diện, bóng cạnh người và bóng xa người
- Kỹ thuật đổ thân bắt bóng (đổ thân tại chỗ và đổ thân xa người )
- Kỹ thuật xoạc chân bắt bóng (hay còn gọi là kỹ thuật đặt chân trụ )
- Kỹ thuật bay ngã (hay còn gọi là kỹ thuật cất người )
- Kỹ thuật đấm bóng (đấm bóng 1 tay ,đấm bóng 2 tay ,và đẩy bóng bằng trụ bàn tay ,các đầu ngón tay …)
- Kỹ thuật lao ra cản phá bóng (dùng với các đường bóng chọc khe ,một đấu một …)
a. kỹ thuật bắt bóng cơ bản
Dùng tay bắt bóng là các kỹ thuật cơ bản ,là nền tảng của thủ môn .Các kỹ thuật này luôn mang tính hiệu quả ,an toàn ,chắc chắn và chủ động .
_ Dựa theo thế tay khi bắt bóng : Có thể chia các kỹ thuật này ra làm hai loại sau
_ Các kỹ thuật bắt bóng với hai bàn tay chụm ( hình rổ ) : Có thể tiến hành theo hai cách :
+ Bắt ngửa tay : Sử dụng với các đường bóng lăn sệt hoặc thấp dưới bụng
+ Bắt úp tay : Sử dụng với các đường bóng cao trên ngực .
_ Kỹ thuật bắt ôm bóng : Bắt ôm bóng bằng hai cánh tay song song ,kết hợp với bàn tay ngửa để ôm bóng trước ngực ,đối với các đường bóng thấp ,cần phải hạ trọng tâm bằng cách khuỵu gối – gập thân. Kỹ thuật này thường được sử dụng để ôm bắt các đường bóng cao hoặc các đường bóng bật nẩy đất lên vá có thể nhẩy lên để bắt bóng ở tầm ngang ngực
_Dựa theo độ cao của đường bóng đến : Có thể chia kỹ thuật bắt bóng ra thành các loại như bắt bóng lăn sệt ,bắt bóng nửa cao( tầm bụng ) và bắt bóng cao trước mặt ,trên đầu và trên không :
_ Kỹ thuật bắt bóng lăn sệt ( bóng lăn dưới đất tầm thâp) : Thường được thực hiện theo 2 cách :
+ Đứng thẳng chân , thân người cúi về phía trước ,hai tay duỗi thẳng đón bóng, có thể bắt ngửa tay ,hoặc bắt ôm bóng bằng cách để bóng lăn theo tay lên ngang bụng rồi ôm bóng trước ngực
+ Nửa quỳ bắt bóng : khi bóng lăn đến ,trọng tâm cơ thể thấp ,mắt nhìn về phía trước quy một bên gối xuống đất ,tay hơi co thân trên hơi xoay nghiêng để đón bắt và ôm bóng
_ Kỹ thuật bắt bóng nửa cao ( đường bóng trung bình tầm bụng ): Có thể úp tay chụp bóng hoặc ngửa tay ôm bóng
_ kỹ thuật bắt bóng cao đường bóng (trước ngực ,trên đầu và trên không) Được sử dụng để bắt các đường bóng cao trên ngực, trước mặt và trên không , bằng cách úp bàn tay để chụp bóng , rồi sau đó nhanh chóng chuyển xuống thành ôm trước ngực .Bắt bóng cao có thể được thực hiện bằng bật nhảy không đà ,hoặc chạy đà bật nhẩy .
_ Kỹ thuật đè ôm bóng : Kỹ thuật đè ôm bóng là kỹ thuật được dùng trong mọi tình huông bóng như bóng lăn sệt , tầm trung ,trên không ,tuy thuộc vào tình huông bóng diễn biên trận đấu mà người thủ môn xẽ áp dụng .( vd tình huống bóng lăn sệt khi thủ môn bắt được bóng ,trọng tâm lao về phía trước cơ thể lồng ngực hóp vào, hai khửu tay là điểm tựa cuối cùng khi tiếp đất )
b. Kỹ thuật đổ thân bắt bóng .( hay còn gọi là kỹ thuật ngã )
Không phải lúc nào thủ môn cũng có thể chiếm được vị trí thuật lợi để bắt bóng tại chỗ mà luôn có rất nhiều đường bóng đi cách xa vị trí đứng của thủ môn và vì vậy để vươn tới bóng ( bắt hoặc đỡ ,cản phá bóng …) thủ môn cần phải vươn người đổ thân về phía bóng đây là một trong những kỹ thuật cơ bản khó của thủ môn nên muốn sử dụng có hiệu quả cần phải đầu tư tập luyện từ rất sớm và có hệ thống loại kỹ thuật này
_ Phương pháp thực hiện kỹ thuật này : Từ tư thế chuẩn bị chuyển trọng tâm sang chân gần bóng sau khi bước về phía bóng sẽ đổ thân. Thân người đổ xuống tiếp đất theo thứ tự : Má ngoài bàn chân ,cẳng chân ,rồi tới phần đùi ,hông lườn và vai .Hình thức đổ thân theo dạng bàn thấm và kết thúc khi hai tay vươn ra chạm bóng ( chụp và kéo bóng ôm vào bụng khi ở vị trí thuận lợi hoặc đẩy phá bóng đi ra xa ) Kỹ thuật đổ thân sang bên cũng có thể được thực hiện ngay cả khi thủ môn đã bắt được bóng nhưng có va chạm với đối phương hoặc mất đà …
Do đổ thân là loài kỹ thuật khó nên trong phần giảng dạy ban đầu cần phân chia giai đoạn giảng dạy kỹ thuật theo các bước sau :
+ Tập đổ người từ các tư thế : Ngồi duỗi chân ,quy , ngồi xổm
+ Tương tự như trên nhưng đưa 2 tay cao trên đầu
+ Tập đổ người từ tư thế đứng dạng chân
+ Sau khi đã có định hình tốt bắt đầu cho tập với bóng đặt tại chỗ bên thuận cách độ 1m
+Tập với các đường bóng lăn nhẹ tăng dần độ khó lên .Lúc đầu tập ở sân mềm, cát cỏ dầy, sau đó mới tập ở sân bình thường và ở trước khung thành .
c. Kỹ thuật xoạc chân đổ người ( hay là kỹ thuật đặt bước trụ )
Kỹ thuật xoạc chân đổ người thường được sử dụng để cản phá các đường bóng xiên theo hướng trước, bên hoặc ở tầm thấp
_ Phương pháp thực hiện : Dùng chân bên đối diện để đẩy mạnh thân người đổ về phía trước đón bóng ,đồng thời chân bên phía bóng tiếp xúc trên mặt đất bằng má ngoài chân và tay cùng đổ xuống tiếp đất và kết thúc khi hai tay duỗi đón bắt và kéo bóng ôm ở bụng . Sau đó có thể theo đà lăn tiếp hoặc co chân cuộn người lại để che bóng
_ Kỹ thuật này chỉ nên tiến hành giảng dậy sau khi thủ môn đã thuần thực kỹ thuật đổ thân . Do đây là loại kỹ thuật khó nên cũng cần phải chia giai đoạn giảng dậy theo các bước sau :
+ Tập riêng động tác xoạc chân (bước trụ )từ vị trí đứng
+ Tập kết hợp giữa xoạc chân và đổ thân
+ Tập như trên ,nhưng tiến hành trong đi ,chạy nhe
+ Tập với bóng đạt tại chỗ ,sau đó với bóng lăn …
d. Kỹ thuật bay người
Kỹ thuật này còn được gọi là lao người trên không .Trong thi đấu không phải lúc nào thủ môn cũng có thể chiếm được vị trí thuận lợi và ngay cả khi đã ở vị trí hợp lý thì cũng không thể luôn luôn bắt hoặc đổ người vươn tới bóng được mà nhiều khi phải bay người trên không để chống đỡ với các đường bóng xa ,cao hoặc bất ngờ .
Cũng giống như các kỹ thuật đổ thân , kỹ thuật bay người được kết thúc bằng động tác ngã của thủ môn sau khi đã bắt hoặc đẩy được bóng đi xa .Điểm khác biệt cơ bản của nó là có giai đoạn “bay ” trên không và chân giậm nhẩy đẩy người là chân gần bóng .Trong thi đấu kỹ thuật này chủ yếu được sử dụng để chống đỡ các đường bóng cao hoặc đập đất nảy lên .Do đây là kỹ thuật khó nhất nhưng đồng thời cũng là một trong kỹ thuật đẹp mắt nhất của thủ môn nên nếu sử dụng thuần thục được kỹ thuật này thì không chỉ nâng cao được hiệu quả thi đấu mà còn góp phần tăng thêm tính hấp dẫn và vẻ đẹp của môn bóng đá .Tuy nhiên do là kỹ thuật rất khó nên việc sử dụng nó cũng mang tính mạo hiểm cao : Thủ môn rất rễ để tuột bóng khi đối phương đang ở gần và rễ chấn thương , đau do sai sót kỹ thuật hoặc va chạm với đối phương hay với đồng đội
_ Phương pháp thực hiện kỹ thuật : Kỹ thuật bay người của thủ môn có thể phân chia ra thành các giai đoạn sau :
+ Giai đoạn tào đà : Từ tư thế cơ bản xuất phát về phía bóng bằng bước chéo hoặc bước đúp ,trọng tâm hạ thấp hơn bình thường
+ Giai đoạn giậm nhẩy : Bắt đầu khi trọng tâm đã dồn hoàn toàn lên chân giậm nhẩy ( chân gần bóng) thân đổ nghiêng về hướng bay. Cùng phối hợp với chân bật đà là động tác đánh lăng của hai tay và chân kia để tạo nên sức đẩy thân người lên
+ Giai đoạn bay :Phụ thuộc chủ yếu vào lực đẩy của chân giậm nhẩy và đà lăng của tay _ chân .Khi ở trên không,khớp gối hơi gập ,căng cơ hợp lý ,tay vươn về phia bóng và đón bắt bóng trong giai đoạn bay trên không
+ Giai đoạn tiếp đất : Là giai đoạn khó nhất vì đây là lúc dễ gây chấn thương ,đau đớn hoặc để tuột bóng khỏi tay .Yêu cầu quan trọng nhất lúc này là thực hiện tốt việc hoán xung để giảm lực va chạm khi rơi của cơ thể .Có thể thực hiện điều này bằng hai cách là lăn theo kiểu bàn thấm và lăn cuôn tròn về phía trước theo đà tiếp đất .Làm theo cách thứ nhất thứ tự tiếp đất sẽ là chân dưới ( chân giậm nhẩy ) rồi đến lườn và tay ,còn theo cách thứ hai thì sẽ tiếp đất theo thứ tự : cánh tay _ vai rồi tới thân và cuộn người lại lăn tròn .
Trong hai cách lăn trên loại thứ nhất thuộc loại bay ngang – hướng ra xa và cao ,còn loai thứ hai là kiểu bay cao – xa và phần đầu hơi chúc xuống trước.
_ Khi giảng dạy kỹ thuật bay người cho thủ môn cần chú ý :
+ chỉ tiến hành giảng dạy sau khi thủ môn đã nắm vững và thuần thục hai kỹ thuật đổ thân
+ tập bổ trợ nhiều lần các động tác nhào lôn tự do ( tập trên đệm _ thảm thể dục sau đó tập trên mặt sân mềm ,tập bay qua hòm ghế …và lộn xuôi ..
+ khi tập kỹ thuật bay ,ban đầu cũng nên tiến hành trên mặt sân mềm theo các bước từ rễ đến khó ,từ đơn giản đến phức tạp với cách thức tiến hành cũng tương tự như ở hai kỹ thuật đổ thân ( ở phần không có bóng )
+ Khi tập với bóng : Cố gắng ngay từ đầu tập bay ở cả hai phía ,đặt bóng cách xa khoảng 2m ,đứng tại chỗ ,bước một bước đà giậm nhẩy ,bay chạm tới bóng ,có thể tập thêm các bài bay qua chướng ngại vật ( bay qua đồng đội ở tư thế quỳ bò …) và đón bắt bóng ( đặt tại chỗ rồi đến lăn nhẹ ,hoặc ném cho bắt …….)
e . Kỹ thuật đấm bóng
Trong hoạt động phòng thủ không phải lúc nào thủ môn cũng có thể bắt được bóng .Trong trường hợp này khi thấy không thể bắt bóng ( do bóng ở quá xa ,quá cao so với tầm bắt ,hoăc do đối phương cản trở ) hay cảm thấy bắt bóng xẽ không chắc chắn ,không an toàn ( bóng chơn , bóng đi quá mạnh …) thì thủ môn xẽ phải đấm bóng đi .Mục đích của viêc này là nhằm phá bóng ra xa cầu môn ,càng xa khu nguy hiểm càng tốt .
So với bắt bóng ,thì đấm bóng không an toàn triệt để bằng vì bóng có thể trở lại chân đối phương ở khu vực nguy hiểm trước cầu môn. Thậm chí nếu đấm bóng không ra xa và ra phía biên thì bóng có thể rơi vào vị trí mà đối phương có thể sút thẳng vào cầu môn ,trong khi thủ môn chưa kịp trở về khung thành để chống đỡ.
Trên thực tế phần lớn các pha đấm bóng của thủ môn đều được tiến hành kết hợp với động tác bật nhẩy và vì vậy kỹ thuật đấm bóng của thủ môn cũng bao gồm cả các yếu tố cấu thành của kỹ thuật bật nhẩy (chạy đà ,hạ trọng tâm ,giậm nhảy trên không và tiếp đất).
Kỹ thuật đấm bóng cố thể thực hiện bằng một hoặc cả hai tay
_ Kỹ thuật đấm bóng bằng một tay :
Thường được sử dụng khi bóng ở quá xa mà hai tay cùng một lúc không thể với tới hoặc khi không ở tư thế thuận lợi cho việc dùng cả hai tay .Khi đấm bóng một tay ,thân trên phải hơi soay nghiêng để tay vươn được xa .Tùy từng trường hợp cụ thể có thể sử dụng tay ở bên đối diện để đấm bóng .Đôi khi kỹ thuật này cũng còn được sử dụng để đấm – đẩy bóng ở tầm thấp trong các pha bay người ,đổ người của thủ môn .
_ Kỹ thuật đấm bóng bằng hai tay :
Cũng giống như kỹ thuật đấm bóng bằng một tay . Kỹ thuật này có thể thưc hiện với các bước chạy đà _ bật nhẩy hoặc bât nhẩy tại chỗ .
Phần tiếp xúc của nắm tay vào bóng thường là mặt trên ( các đốt trong của các ngon tay khi nắm lại ) nhưng cúng có thể là mặt trước ( phần cườm của bàn tay ) tùy thuộc vào tầm bóng đến ,hoặc thói quen của thủ môn
Lực tác động của kỹ thuật đấm bóng chủ yếu là do động tác duỗi thẳng cánh tay ( duỗi khớp khuỷu và khớp vai ) tạo ra .Ngoài ra còn thêm các yếu tố phụ trợ như tốc độ ,chạy đà ,bật nhẩy ,hoăc duỗi thân của thủ môn
_Kỹ thuật đẩy bóng :
Kỹ thuật đẩy bóng thường được sử dụng khi bóng ở qua xa ,quá cao và kỹ thuật đấm bóng không thể thực hiện được ( đẩy bóng bổng về phía sau qua xà ngang, hai bên ) .Có thể sử dụng lòng bàn tay ngửa ,và các đầu ngón tay để đẩy bóng đi hoăc trụ bàn tay để đẩy bóng sang hai bên
Kỹ thuật này nhìn chung được thức hiện không khác nhiều so với kỹ thuật đấm bóng một tay .Lực tác động chủ yếu là do độ vươn rướn người của thủ môn tạo nên .
Kỹ thuật đẩy bóng cũng có thể thức hiện bằng cách : xoay nghiêng người ,xoay cánh tay vào trong để long bàn tay hướng vào trong rồi dùng các đầu ngón tay tiếp xúc vào bóng ,đẩy bóng đi xuôi chiều làm cho bóng bay cao lên và vượt ra xa.
II. CÁC KỸ THUẬT TẤN CÔNG CỦA THỦ MÔN BÓNG ĐÁ
So với hoạt động phòng thủ ,nhiệm vụ trong tấn công của thủ môn ít nặng nề hơn ,nhưng không phải vì thế mà tầm quan trọng của nó giảm đi. Tấn công là một trong hai hình thức hoạt động cơ bản của thủ môn và nếu thủ môn có khả năng thực hiện tốt điều này thì xẽ nâng cao rõ rệt hiệu quả thi đấu hay nói cách khác là khả năng rành chiến thắng của đội nhà
Hoạt động tấn công của thủ môn được thực hiện qua các kỹ thuật sau
- kỹ thuật lăn bóng
Kỹ thuật lăn bóng được thực hiện sau khi thủ môn đã bắt được bóng và đây là một trpng những hình thức tấn công cơ bản của thủ môn
Mục đích chủ yếu của kỹ thuật này là nhằm đưa bóng chính xác cho đồng đội để tổ chức tấn công chắc chắn , nhanh chóng và kịp thời cho dù bóng không thể được đi xa và sâu vào khu vực nguy hiểm của đối phương .
Trong thi đấu kỹ thuật lăn bóng thường được sử dụng khi đối phương đã lùi về sân của mình để tổ chức hoạt động phòng thủ .
_ Phương pháp thực hiện kỹ thuật: Sau khi bắt bóng và khống chế được bóng ,thủ môn dùng hai tay cằm bóng ngang hông : Tay lăn bóng đỡ phía dưới và sau bóng ,tay kia tỳ lên phía trên rồi dùng cả hai tay đưa bóng về phía sau để tạo đà lăng .Theo đà bóng sẽ được đưa từ sau ra trước ở thế thấp tay ,thân người hơi cúi về phía trước và hạ thấp trọng tâm. Khi bóng đã qua thân đi về phía trước ,tay đỡ bóng rời bóng ,lăng sang ngang để giữ thăng bằng và duy chì hướng bóng đi .Tay lăn bóng tiếp tục đẩy mạnh bóng đi ( theo hướng lăn bóng ) và nhả bóng khi hết đà tay .Đường bóng lăn này thường là bóng lăn xệt trên mặt cỏ
- Các kỹ thuật ném bóng
So với lăn bóng ,ném bóng sẽ đưa được đi xa hơn nhưng độ chính xác lại không bằng .Kỹ thuật này cũng được sử dụng để tổ chức tấn công nhanh ,an toàn sau khi thủ môn giành được quyền khống chế bóng. Hình thức ném bóng của thủ môn có thể chia ra làm hai loại là ném bóng cao tay và ném bóng thấp tay
- Kỹ thuật ném bóng cao tay
Ném bóng cao tay là kỹ thuật được thủ môn sủ dụng thường xuyên sau khi bắt được bóng, đặc biệt trong tình huống đối phương có ít cầu thủ tham gia tấn công. Tầm bóng đi trong ném cao tay là khoảng 25 _30 m nhung với các thủ môn có sức mạnh tốt thì có thể ném bóng xa tới hơn 40m ,không kém gì một quả đá xa
_ Phương pháp thực hiện kỹ thuật : Tay ném bóng đỡ ở phía sau và dưới bóng, tay kia sau khi hỗ trợ để đưa bóng về phái sau lấy đà thì đưa tự nhiên ra trước để giữ thăng bằng và định hướng ném. Khi ném bóng : tay ném đẩy bóng từ sau ra trước theo hướng từ dưới lên cao ,qua đầu đồng thời kết hợp đẩy chân sau ,rướn người về trước để tăng đà ném bóng .Lúc này cổ tay phải hơi lỏng ,đủ linh hoạt để điều khiển bóng đi theo hướng chủ định .Trọng tâm chuyển từ chân sau lên chân trước và kết thúc động tác bằng bước tiến của chân sau .Khi ném bóng đi ,phần vai tay ném giữ thăng bằng và quay về hướng ném.Bóng từ phía sau ở tầm thấp được đưa lên cao qua đầu và rời khỏi tay khi vừa qua mặt phẳng ngang vai trước .
- kỹ thuật ném bóng ngang tay
Ném bóng ngang tay hay còn gọi là ném bóng ngang vai Là kiểu ném giống nhu động tác ném đĩa tại chố của môn điền kinh. Ném bóng ngang tay là kỹ thuật tấn công thường được thủ môn sử dụng để tổ chức tấn công nhanh ở hai biên. Độ xa của bóng trong kỹ thuật này cũng không kém gì so với kỹ thuật ném bóng cao tay .
_ Phương pháp thực hiện kỹ thuật : Hai tay cầm bóng ở trước thân ,tay ném đỡ phía sau _ dưới bóng ,tay kia đặt lên trên để giữ bóng .Tay thẳng lăn bóng về phía sau lấy đà ,sau đó tay giữ bóng và đưa nhanh về phía trước để giữa thăng bằng .Chân đối diện với tay ném bước lên trước một bước dài ,trọng tâm rơi vào chân sau .Khi bóng theo đà lăng về phái trước ,tay ném duỗi thẳng _ căng đẩy bóng từ sau ra trước theo hướng từ thấp lên cao .Khi bóng qua mặt phẳng ngang vai thì tay ném rời bóng chuyển nhanh trọng tâm sang chân trước theo đà ném ,chân sau bước lên rướn người hẳn về trước .Đường bóng đi trong kỹ thuật này thường vòng sang bên do bàn tay đẩy lệch tâm làm bóng đi xoay quanh trục đứng.
3 . Kỹ thuật đá phát bóng của thủ môn
Thủ môn có thể dùng chân đá bóng lên cho đồng đội bằng hai cách tùy thuộc vào tình huống bóng ( bóng trong cuộc hay bóng ngoài cuộc )
Sau khi bắt được bóng ( nếu không muốn ném bóng ) .Bóng được thả từ tay ra và được đá lên nên kỹ thuật này được gọi là : Thả bóng đá xa .
Khi bóng đã ra khỏi sân ( qua biên ngang ) và cầu thủ đối phương là người chạm bóng cuối cùng ( bóng ngoài cuộc ) thì thủ môn có thể đặt bóng ở nơi quy định và đá bóng lên cho đồng đội ( khi các cầu thủ khác không thực hiện )
Kỹ thuật thả bóng đá xa
Thủ môn thường sử dụng kỹ thuật đá bóng bằng mu chính diện ,để thực hiện quả phát bóng từ tay tung ra ( kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân cũng có thể được sử dụng để thực hiện quả đá phát bóng này ) thả bóng xa có thể được tiến hành theo hai cách :
+ Đá trực tiếp khi bóng chưa chạm đât
+ Đá sau khi bóng đã chạm đất bật nảy lên ( đá bóng nửa nảy )
Thủ môn có thể chạy lấy đà ( hoặc bước đà ) ba bốn bước rồi tung bóng về phái trước ,hơi chếch sang phía chân đá sao cho bóng có thể rơi cách chân trụ khoẳng 30 _ 40 cm ( thân hơi nghiêng về phái chân trụ nếu sử dụng kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân ) các gia đoạn thực hiện kỹ thuật này cũng tương tự như khi đá bóng cố định chỉ khác là tiếp xúc ở phái sau và dưới bóng để đưa bóng đi lên cao .
- Kỹ thuật đá phát bóng cố định
Khi bóng ngoài cuộc và được đá phát lên,thủ môn thường sử dụng kỹ thuật đá bóng bằng mu chính diện hoặc mu trong bàn chân để phát bóng lên cho đồng đội. Phương pháp thực hiện trong kỹ thuật này cũng tương tự như ở các kỹ thuật đá bóng khác ( gồm có 5 giai đoạn ). Bóng được đặt trong khu đá phát bóng ( khu 5m50 ) để thực hiện kỹ thuật và được coi là vào cuộc khi bóng đã ra khỏi khu cấm địa (16m50 )
Trên đây là toàn bộ chương trình kỹ thuật cơ bản cho thủ môn bóng đá. Trung tâm dạy thủ môn bóng đá nam việt ở TpHCM, hi vọng sẽ là một chương trình đầy đủ, chi tiết cho mọi người tham khảo.
Để lại một phản hồi