Chương trình dạy bóng đá cho lứa tuổi mầm non 3 – 6 tuổi
I. CƠ SỞ BIÊN SOẠN CHƯƠNG TRÌNH DẠY BÓNG ĐÁ CHO LỨA TUỔI MẦM NON 3 TUỔI ĐẾN 6 TUỔI.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRẺ EM LỨA TUỔI MẪU GIÁO
Giáo dục thể chất là một bộ môn học trong chương trình giáo dục mầm non. Hiện nay giáo dục thể chất ngày càng có ý nghĩa quan trọng bởi cơ thể trẻ giai đoạn này còn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện về các hệ thần kinh, cơ xương, bộ máy hô hấp, bên cạnh đó một số bé chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động thể chất, chưa có nhiều cơ hội để trải nghiệm. Nếu giáo dục và vận động không đúng cách sẽ dễ dẫn đến sự phát triển sai lệch, không cân đối trên cơ thể bé, vì vậy chăm sóc và giáo dục thể chất đúng cách là điểm tựa giúp bé phát triển toàn diện.
Để xây dựng cơ sở ban đầu cho giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện, giáo dục mầm non cần phải được tiến hành một cách tổng hợp và đồng bộ các mặt sau đây:
– Giáo dục thể chất – trí tuệ – đạo đức – thẩm mĩ – lao động.
Những mặt giáo dục trên đây gắn bó, bổ sung cho nhau trong quá trình hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Tuy nhiên, do đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ ở mỗi thời kì khác nhau là khác nhau, nên cần phải xác định được các nhiệm vụ nội dung, phương pháp, biện pháp… chăm sóc và giáo dục phù hợp với đặc điểm tăng trưởng và phát triển của từng thời kì.
1. Giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo 3 – 6 tuổi
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 3-6 tuổi
1.1.1. Khái niệm giáo dục thể chất
Nói đến giáo dục thể chất là nói đến giáo dục và phát triển thể chất của con người. Đó là quá trình sư phạm hướng vào việc hoàn thiện cơ thể con người về mặt hình thái và chức năng, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản trong đời sống, phát triển các phẩm chất và khả năng thể lực của con người, hình thành lối sống lành mạnh trong cuộc sống, học tập và lao động.
Giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo là quá trình tác động đến nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lí nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ được khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
1.1.2. Ý nghĩa của giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất là một mặt quan trọng trong giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện, nó làm cho con người được phát triển và hoàn thiện về mặt thể chất để có thể tham gia vào các mặt của đời sống xã hội.
Đối với lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của gia đình và trường mẫu giáo. Bởi lẽ, như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi này, quá trình tăng trưởng diễn ra rất nhanh (nhanh nhất trong cuộc đời con người), nhưng cơ thể của trẻ còn quá non nớt, dễ chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài, sức đề kháng của trẻ còn kém nên dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Sự phát triển lệch lạc ban đầu ở tuổi này về thể chất sẽ để lại hậu quả suốt đời và sửa lại rất khó khăn. Ví dụ: dẹt đầu, lác mắt, chân vòng kiềng, suy dinh dưỡng… là hậu quả của sự thiếu hiểu biết của người lớn trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ em trong những năm đầu.
Trẻ có thể phát triển tốt về cơ thể nếu người lớn chú ý đầy đủ và đúng mức đến việc bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ cho trẻ. Đứa trẻ khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối về cơ thể sẽ là cơ sở về mặt thể chất để phát triển toàn diện nhân cách của trẻ sau này. Bàn về vai trò của giáo dục mẫu giáo, Hồ Chủ tịch đã dạy: “Dạy trẻ như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ tốt sau này các cháu thành người tốt”.
Sự phát triển thể chất của trẻ ở lứa tuổi này đặt cơ sở cho sự phát triển thể chất suốt đời sau này của trẻ, đồng thời nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lí và nhân cách của trẻ.
Cơ thể khoẻ mạnh giúp trẻ trở nên hoạt bát, hồn nhiên hơn và có những xúc cảm, tình cảm lành mạnh với mình, với người khác và với thế giới xung quanh.
đỡ bạn bè, người lớn xung quanh.
1.2. Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo 3 – 6 TUỔI
1.2.1. Nhiệm vụ
Mục tiêu của giáo dục mẫu giáo là nhằm hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách phát triển hài hoà về tinh thần, đạo đức và thể lực. Để thực hiện mục tiêu đó, giáo dục thể chất trong trường mẫu giáo có những nhiệm vụ cụ thể sau:
– Tiếp tục bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự tăng trưởng hài hoà của hè
+ Bảo đảm chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt (ăn, ngủ, thức) hợp lí, tích cực phòng bệnh, phòng tai nạn, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, sinh hoạt và thân thể, không để trẻ mệt mỏi vì hoạt động quá sức hoặc thần kinh căng thẳng.
+ Tổ chức rèn luyện có thể trẻ một cách hợp lí (tập thể dục và chơi các trò chơi vận động) nhằm tăng cường sức khoẻ, phát triển cân đối hình dạng và các chức năng của cơ thể, tăng cường khả năng thích ứng của trẻ với những thay đổi của thời tiết hoặc môi trường bên ngoài (nóng, lạnh, ẩm, hanh).
– Rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất vận động:
+ Hình thành, phát triển và hoàn thiện các kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản (đi, chạy, nhảy, leo trèo), rèn luyện năng lực phối hợp cảm giác (chủ yếu là thị giác với thính giác), phối hợp các vận động của các bộ phận cơ thể với nhau (đầu, tay, chân, mình), vận động tĩnh của tay (cánh tay, cổ tay, các ngón tay), năng lực định hướng trong vận động (phải, trái, trên, dưới, đằng trước, đằng sau, trình tự các vận động).
+ Từng bước rèn luyện những phẩm chất của vận động, giúp cho trẻ vận động ngày càng nhanh nhẹn, linh hoạt, dẻo dai, gọn gàng (không có những động tác thừa như nghoẹo cổ, thè lưỡi, mím miệng khi thao tác tay, xô cả người về phía trước khi đá v.v…), ngày càng chính xác và khéo léo hơn.
– Giáo dục nếp sống, kĩ năng và thói quen vệ sinh
+ Trường mẫu giáo có nhiệm vụ giáo dục cho trẻ nếp sống có giờ giấc. Rèn luyện cho trẻ thói quen ăn, ngủ, thức đúng giờ và dễ dàng thích nghi khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác (ăn, ngủ, chơi, lao động v.v…). Những thói quen này không những khiến trẻ ăn ngon, ngủ say, hoạt động thoải mái, ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ của trẻ mà còn rất cần thiết để trẻ dễ dàng thích nghi với thời khoá biểu học tập sau này ở trường tiểu học.
+ Giáo dục kĩ năng, kĩ xảo vệ sinh có ý nghĩa lớn lao trong việc bảo vệ sức khoẻ và tăng cường thể lực.
Có nhiều kĩ năng, kĩ xảo vệ sinh về thân thể, về ăn uống, về quần áo và vệ sinh môi trường có thể hình thành ở trẻ và từng bước trở thành thói quen của trẻ.
1.2.2. Nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
d) Sự phát triển vận động
Giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo được thực hiện trong hai nhóm phương tiện và phương pháp: nhóm thứ nhất về chế độ sinh hoạt hằng ngày và nhóm thứ hai thuộc về các vận động của trẻ.
Vận động giữ vị trí quan trọng trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo. Vận động làm cho các cơ bắp và toàn bộ cơ thể hoạt động, do đó tăng cường hoạt động của các hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, tăng cường sự trao đổi chất và tăng cường sức khoẻ. Các vận động làm cơ sở chung cho mọi hoạt động. Sự thành công và kết quả của mỗi hoạt động phụ thuộc vào cường độ, sự khéo léo, nhịp nhàng của các vận động. Sự hoàn thiện các vận động còn có ý nghĩa đối với sự phát triển tâm lí.
Sự phát triển vận động gắn chặt với sự phát triển toàn bộ cơ thể và tâm lí của trẻ. Bởi vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở:
– Ưu tiên lựa chọn các bài tập, trò chơi vận động lao động có tác dụng chung đến cơ thể và động viên nhiều cơ bắp tham gia.
– Chọn các bài tập, trò chơi gây hứng thú và đồng thời đặt ra trước trẻ một nhiệm vụ vừa sức.
– Tăng cường các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lí và giáo dục tư thế đúng.
– Giáo dục kĩ năng hành động và vận động trong tập thể.
Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục buổi sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao, lao động.
– Các trò chơi vận động, trò chơi thể thao là các hình thức hoạt động hấp dẫn trẻ em và có tác động giáo dục nhiều vận động cơ bản và sự phối hợp các vận động ấy. Các trò chơi vận động rất phong phú và đa dạng được lựa chọn trong chương trình phù hợp với từng độ tuổi. Với trẻ mẫu giáo bé, trò chơi bao gồm các vận động đơn giản kết hợp một cách khác nhau (đi, chạy, nhảy thấp) với các luật chơi đơn giản. Với trẻ mẫu giáo nhỡ, lớn thì nội dung vận động và luật chơi phức tạp hơn, đòi hỏi các em hiểu điều kiện chơi, vận động chính xác và đúng luật chơi.
Thể dục buổi sáng với tiết học thể dục là các hình thức giáo dục thể chất có mục đích, có kế hoạch và sự định hướng trong sự phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo. Các bài tập thể dục nhằm phát triển chung, các bài tập phát triển các nhóm cơ, các bài tập phát triển các vận động cơ bản giúp trẻ từ mức độ vận động tự do, rời rạc không định hướng tới mức độ thực hiện các vận động một cách chủ động, phối hợp nhịp nhàng các động tác, giữ được sự cân bằng cho cơ thể khi hoạt động là một bước tiến lớn lao.
Bài tập thể dục có tác động tốt đến hoạt động sinh lí của cơ thể. Cơ bắp được vận động thích hợp sẽ tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng cường sự làm việc của các cơ quan bên trong của hệ tim mạch, hệ hô hấp chẳng hạn, sẽ diễn ra trong các bài tập về tuần hoàn có hệ thống. Đặc biệt là sự làm việc toàn vẹn của các tế bào thần kinh của não được tăng cường sẽ có tác động trở lại đối với toàn bộ vận động và hoạt động của các cơ quan. Bởi vậy, sự phát triển của vận động sẽ phục vụ cho những chỉ số phát triển chung về tâm lí của trẻ.
“Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, vì vậy, tạo điều kiện cho trẻ vận động chính là cho trẻ “không gian” phát triển bản thân và thể hiện tính tự lập đang dần định hình ở lứa tuổi mầm non. Đồng thời, qua việc tham gia các môn thể thao phối hợp dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên chuyên nghiệp, các bé biết mô phỏng, làm đúng các động tác từ dễ đến khó, từ đó tăng tính tích cực, sự tự giác, sức chịu đựng cũng như khả năng thích ứng. Các bé có được những tố chất này sẽ là “một thế hệ công dân “mới” được phát triển toàn diện về cả thể lực, trí lực, đạo đức và tâm hồn, là nền tảng cho mọi cấp bậc giáo dục tiếp theo sau nhằm tạo ra những công dân “toàn cầu” xuất sắc”
CHƯƠNG TRÌNH DẠY BÓNG ĐÁ CHO LỨA TUỔI MẪU GIÁO 3 – 6 TUỔI
I. MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ – YÊU CẦU CỦA LỨA TUỔI 3-6
A. Mục đích: Mục đích của chương trình huấn luyện bóng đá lứa tuổi mầm non (3-6 tuổi)
– Cũng cố sức khỏe, đảm bảo cho cơ thể các em tiếp tục lớn lên và phát triển một cách tự nhiên. đây là giai đoạn “vui mà vận động”
– Hình thành các kỹ năng và kỹ xão cần thiết cho lao động và các hoạt động có ích cho xã hội.
– Giáo dục lối sống tích cực, hình thành ở các em các chuẩn mực đạo đức cần thiết.
– Gây thói quyen yêu thích tập luyện thể dục thể thao. Phát triển hứng thú bền vững về bóng đá cho các em.
B. Nhiệm vụ: Thông qua các buổi học bình thường đặc biệt là các trò chơi vận động:
– Giúp các em có được những kỹ năng (đi, chạy có nhịp điệu và nhẹ nhàng), (nhảy tại chổ và có đà, tiếp đất nhẹ nhàng), sử dụng được các cách (ném và bắt bóng khác nhau, leo trèo) và (các bài tập thể dục đơn giản).
– Phát triển các khả năng thị giác, thính giác, xúc giác và phát âm to rõ.
– Phát triển tốt các cơ quan bên trong như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, trao đổi chất, đặc biệt các tuyến mồ hôi bài tiết chất độc.
– Phát triển thể lực chung.
C. Yêu cầu: Giáo viên khi thực hiện chương trình cần phải nắm rõ:
– Các em ở độ tuổi này không phải là đối tượng chịu sức ép của việc huấn luyện kỹ thuật, thể lực, chiến thuật và thi đấu dành thành tích. Đây la giai đoạn tập luyện chủ yếu dưới hình thức vui chơi (huấn luyện và chơi phải vui), các cuộc thi đấu nên tổ chưc thoải mái và trên sân bóng nhỏ, sân bóng nhỏ đơn thuần là để các em tiếp xúc nhiều với bóng hơn, khoảng cách giữa 2 cầu môn không lớn và tất cả các cầu thủ đều có thể bảo vệ khung thành và tấn công ghi bàn. Bằng cách này các em hoàn toàn được tự do và rất vui thích trong cuộc chơi.
– Cần phải hiểu rằng không nên áp đặt các em ở lứa tuổi non trẻ này phải học các yếu tố kỹ thuật lặp đi lặp lại, vì ở các em khả năng tập trung bị hạn chế và rất dể bị đảng trí. Ở lứa tuổi này, các em nên được động viên khuyến khích chơi bóng thoải mái mà không bị sức ép tâm lý của việc phải cố giành thắng lợi hoặc nhanh chóng đạt được thành công ngay.
II.NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC BÓNG ĐÁ CỦA LỨA TUỔI 3 -8.
I. HỌC TẬP KỸ THUẬT
1.1. KỸ THUẬT KHÔNG BÓNG:
1.1.0. Các trò chơi gây thói quyen yêu thích tập luyện thể thao
1.1.1. Kỹ thuật chạy trong bóng đá.
1.1.2. Kỹ thuật nhảy trong bóng đá.
1.1.3. Kỹ thuật đi bộ trong bóng đá.
1.1.4. Kỹ thuật phối hợp và sự thăng bằng.
1.2. KỸ THUẬT CÓ BÓNG:
1.2.1. Làm quyen với bóng.
1.2.2. Cảm giác bóng.
1.2.3. Kỹ thuật nhận bóng.
1.2.4. Kỹ thuật dẫn bóng.
1.2.5. Kỹ thuật đá bóng.
1.3. PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG
1.2.1. Trò chơi phát triển mềm dẻo, khéo léo.
1.2.2. Trò chơi phát triển sức nhanh chung.
1.4. BỔ TRỢ CHIẾN THUẬT CÁ NHÂN
1.3.1. Trò chơi bổ trợ chiến thuật phòng ngự cá nhân .
1.3.2. Trò chơi bổ trợ chiến thuật tấn công cá nhân.
II. RÈN LUYỆN CÁC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CAO ĐẸP
2.1. Tiên học lễ, hậu học văn.
III. RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG SỐNG
3.1. Văn hóa xếp hang.
3.2. Kỹ năng giao tiếp.
IV. CÁC GIÁO ÁN MẨU
VIDEO GIÁO ÁN MẨU DẠY BÓNG ĐÁ TRẺ EM CỘNG ĐỒNG LỨA TUỔI 3-8
1.NHẬN LỚP, CHÀO HỎI (3-5 phút)
2.KHỞI ĐỘNG TRƯỚC KHI VÀO TẬP (15-20 Phút)
3.TRÒ CHƠI LÀM QUYEN VỚI BÓNG, TRÒ CHƠI GÂY THÓI QUYEN YÊU THÍCH TẬP THỂ THAO (10-15 phút)
4.MỘT BÀI TẬP KỸ NĂNG VỚI BÓNG (10-15 Phút)
5. THI ĐẤU, CHIA 2 ĐỘI HÌNH THI ĐẤU (10 -15 Phút)
LƯU Ý: Ở lứa tuổi này tất cả là trò chơi (All Game). Với đặc điểm lứa tuổi còn non trẻ, niềm tin còn mong manh, sự chú ý không tập trung, tư duy không logic vì thế dạy lứa tuổi này không được nóng vội, cho phép sai lầm và không hướng tới sự hoàn thiện sớp. Đặc biệt vỏ đại nảo chưa phát triển nên chúng ta không tập đánh đầu lứa tuổi nhỏ này. Thời gian 1 buổi tập từ 60-80 phút.
Để lại một phản hồi