Chiến thuật phòng ngự nhóm trong bóng đá

Chiến thuật phòng ngự nhóm trong bóng đá

Chiến thuật là một trong 9 yếu tố tạo nên thành tích thi đấu cho cầu thủ bóng đá như: Chiến thuật, thể lực, tâm lý, kỹ thuật, động cơ, hình thái, thể lực, sức khỏe, trí tuệ.

Phòng ngự tốt thì đội luôn có một điểm, đồng thời trong huấn luyện chiến thuật chúng ta cũng huấn luyện phòng ngự trước.

Với tầm quan trọng của phòng ngự Trung tâm, clb, cho thuê huấn luyện viên bóng đá Sân 5, sân 7, Sân 11 người Nam Việt muốn giới thiệu các trọng tâp chính của chiến thuật phòng ngự nhóm để mọi người tham khảo

I. Chiến thuật phòng thủ nhóm.

Sự phối hợp của hai cầu thủ trở lên trong phòng ngự gọi là chiến thuật phòng thủ nhóm. Phòng thủ nhóm gọi là một bộ phận tạo thành chiến thuật phòng thủ của toàn đội. Sự phối hợp này tốt hay không ảnh hưởng rất lớn tới chiến thuật phòng thủ toàn đội.

Trong thực tiễn chiến thuật nhóm rất đa dạng nó phụ thuộc vào từng tình huống trận đấu, trong tấn công chỉ nghiên cứu một số hình thức cơ bản.

  • “Bọc lót”.

Bọc lót là sự hỗ trợ nhau trong phòng thủ. Bọc lót tạo cho tuyến phòng thủ có nhiều lớp chặt chẽ, tạo cho người tranh cướp yên tâm hơn trong tranh cướp. Đối phương khó đột phá cũng như phối hợp với nhau.

Bọc lót là hình thức phối phối hợp rất cơ bản trong phòng thủ nó được áp dụng ở mọi tình huống phòng thủ, ở mọi khu vực phòng thủ.

Nội dung chủ yếu của bọc lót là các cầu thủ chiếm các vị trí thích hợp có thể hỗ trợ tiếp ứng lẫn nhau trong phòng thủ.

Trong phối hợp bọc lót cần chú ý:

– Cần phải đánh giá tình huống trên sân để trên cơ sở đó xác định vị trí và phương pháp hành động cho thích hợp.

– Trong bọc lót vị trí và cự ly giữa các cầu thủ phải hợp lý vừa có thể bọc lót cho nhau vừa bảo vệ được khu vực của mình.

– Nếu đối phương qua người mà đồng đội vẫn có khả năng theo kịp cản phá thì không vội lao lên tiếp ứng.

Hình 61 cho thấy số 5 được bọc lót cho số 2 khi đối phương vượt qua.

  • Thay đổi vị trí.

Thay đổi vị trí  (thế chỗ cho nhau) là khi đồng đội phải rời khỏi vị trí thì phải nhanh chóng thay thế đồng đội bảo vệ khu vực bị bỏ trống đặc biệt là những khu vực nguy hiểm. Tuy nhiên khi bù chỗ cho nhau không được tạo nên những khoảng trống nguy hiểm trừ trường hợp bị bắt buộc.

Hình 62 cho thấy khi số 4 ra sân kèm  đối phương thì  só 3 di chuyển thay thế vị trí số 4, hàng phòng ngự cũng chuyển động sang phía có bóng.

  • Phòng thủ tuyến nghiêng.

Phòng thủ tuyến nghiêng là sự tổ chức phối hợp phòng thủ của hàng hậu vệ hoặc của một nhóm cầu thủ. Phòng thủ tuyến nghiêng đảm bảo cho việc phòng thủ chắc chắn, các cầu thủ dễ dàng hỗ trợ cho nhau, không tạo ra các khe hở cho đối phương lợi dụng.

Trong phòng thủ tuyến nghiêng các cầu thủ được bố trí bảo vệ khu vực nguy hiểm nhất đồng thời có thể tiếp ứng kịp thời cho đồng đội, khi đối phương chuyển hướng tấn công có thể nhanh chóng tổ chức lại tuyến phòng thủ. Trong phòng thủ tuyến nghiêng một trung vệ thường đứng cuối cùng để bọc lót và chỉ huy hàng phòng thủ, hậu vệ biên phía không có bóng cần phải đứng cao hơn trung vệ này và hơi lùi vào trong.

  • Bẫy việt vị.

Bẫy việt vị là chiến thuật sử dụng Luật Việt vị trong phòng thủ nhằm đưa đối phương vào thế việt vị. Với chiến thuật này đội phòng thủ có thể đưa liền một lúc 2-3 cầu thủ đối phương vào thế việt vị. Sử dụng chiến thuật này cũng rất mạo hiểm, tuy nhiên các đội vẫn chủ động áp dụng.

Bẫy việt vị thừơng sử dụng trong các trường hợp: đối phương sử dụng các đường chuyền dài và sau lưng hàng hậu vệ, đối phương chuyền bóng từ gần đường biên ngang về phía sân mình, trong đá phạt…

Hình thức thực hiện bẫy việt vị rất đơn giản: Khi đối phương chuẩn bi chuyền bóng thì hậu vệ cuối cùng cần tiến nhanh lên phía trước để đối phương ở lại phía sau rơi vào thế việt vị.

Để bẫy việt vị thàng công cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Phải thực hiện đúng thời cơ. Khi đồng đội của đối phương chuẩn bị chạm chân vào bóng thì hậu vệ mới tiến lên phía trước.

– Phải có sự phối hợp chặt chẽ của cả hàng phòng thủ vì nếu chỉ mọt người chậm trễ thì sẽ không thàng công.

– Phải luôn luôn đề phòng trường hợp trọng tài không thổi thì phải kèm ngay cầu thủ có bóng.

Để đảm bảo độ an toàn cao các đội thường sử dụng người đứng cuối cùng trong tuyến phòng thủ thực bẫy việt vị.

  • Phòng thủ đối với lượng người khác nhau.

–    Phòng thủ khi có ưu thế về số lượng.

     Phải tổ chức tấn công ngay cầu thủ có bóng của đối phương. Nếu có thể hai người kèm một.

     Kèm chặt các cầu thủ khác để không thể phối hợp được với các cầu thủ có bóng.

–    Phòng thủ khi đối phương có ưu thế về số lượng.

     Không vội vàng tiến hành tranh cướp, nên co hẹp khu vực phòng thủ để có thể hỗ trợ nhau.

     Phòng thủ hướng tấn công chính, khu vực nguy hiểm nhất.

     Làm chậm tốc độ tấn công của đối phương để đồng đội có thời gian về hỗ trợ.

     Kèm chặt cầu thủ nguy hiểm nhất.

     Nhắc nhở nhau trong phòng thủ.

II. Video huấn luyện chiến thuật phòng ngự nhóm trong bóng đá

Video dạy chiến thuật phòng ngự nhóm

Trên đây là toàn bộ trọng tâm huấn luyện chiến thuật phòng ngự nhóm trong bóng đá, Trung tâm dịch vụ cho thuê HLV bóng đá muốn giới thiệu để mọi người tham khảo.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*