Cách thay người trong một trận đấu bóng đá

Cách thay người trong một trận đấu bóng đá

Trong khuôn khổ của bài viết Trung tâm bóng đá Nam Việt thường xuyên cho thuê HLV dạy bóng đá muốn giới thiệu một số tình huống cần phải thay người trong một trận đấu

Top 2 trung tâm dạy bóng đá người lớn tốt nhất ở TP. HCM hiện nay
Top 2 trung tâm dạy bóng đá người lớn tốt nhất ở TP. HCM hiện nay

Phân tích hoạt động thay người của HLV trong công tác chỉ đạo trận đấu (Morinho)

Thay người là hoạt động phản ánh về năng lực và trình độ chỉ đạo của HLV, hay còn gọi đọc trận đấu. (k/n đọc trận đấu).

Nếu chúng ta thay người đúng thời điểm, đúng người sẽ xoay chuyển cục diện trận đấu từ bại thành thắng, từ yếu thành mạnh và ngược lại.

Có những tình huống chúng ta thay một vị trí, nhung cũng có những lúc chúng ta thay 3 hay 3 vị trí một lúc, nhưng luôn luôn phải trừa lại một vị trí cuối cùng choThur môn, vị trí này thường cuối trận mới thay.

Cần thay người trong những tình huống sau:

  1. Khi muốn thay đổi lối đá của đội
  2. Cầu thủ thi dấu kém hiệu quả
  3. Khi cần kiềm chế hoặc bắt chết cầu thủ nòng cốt của đối phương
  4. Khi cầu thủ bị chấn thương nặng, k thể thi đấu tiếp
  5. Khi cầu thủ thi đấu tiêu cực hoặc trạng thái k ổn định
  6. Cầu thủ k đảm bảo thể lực
  7. Khi Thủ môn bị thẻ đỏ
  8. Khi muốn kéo dài thời gian (thay người chiến thuật)
  9. Khi cần thiết fải đưa 1 cầu thủ nào đó vào sân để phát huy tuyệt kỹ của mình

LUẬT THAY NGƯỜI TRONG BÓNG ĐÁ 11 NGƯỜI

Luật thay người trong bóng đá với đội hình 11 người

Hiện tại ở những giải đấu chuyên nghiệp thì các đội bóng luôn sử dụng đội hình 11 người. Và luật thay người được áp dụng ở đội hình này như sau:

Số lượng cầu thủ được thay thế

  • Trước kia các trận đấu 11 người thì FIFA quy định chỉ được thay thế tối đa là 3 người, tuy nhiên mới đây FIFA đã đổi lại luật, cụ thể là mỗi đội bóng sẽ được thay thế 5 người trong 90 phút của trận đấu. Tuy nhiên các đội bóng chỉ được thay người với số lượng là 3 lần
  • Nếu như đội bóng chưa dùng hết các sự thay đổi của mình trong 2 hiệp thi đấu chính thức mà trận đấu đó lại có hiệp phụ. Thì các đội bóng có thể sử dụng quyền thay người đó trong hiệp phụ
luật thay người trong bóng đá

Trong bóng đá 11 người thì mỗi đội bóng có thể thay được tối đa 5 cầu thủ

Quy trình thay người

Quy trình thay người sẽ được thực hiện như sau:

  • Luật thay người chỉ được áp dụng khi trọng tài chính có quyết định tạm dừng trận đấu. Và trọng tài phía bên người nhận được hiệu lệnh thay người ở bất kỳ đội bóng nào
  • Tiếp theo đó sẽ có biển thay người được đưa lên và trọng tài chính sẽ cho cầu thủ được thay ra tiến về phía bảng thay người để đổi chỗ cho cầu thủ mới
  • Trong thời gian nghỉ giữa hiệp thì các huấn luyện viên hoàn toàn có thể tiến hành quyền thay người, tuy nhiên phải thực hiện thật nhanh và trọng tài sẽ là người xem xét để quyết định cho phép hay không
  • Nếu như quá thời gian cho phép thay người mà cầu thủ chưa được tung vào sân, thì trọng tài sẽ bắt đầu trận đấu bằng một tình huống phát bóng lên, ném biên hoặc phạt góc

Quy định đối với các cầu thủ bị thay thế và dự bị

Tại luật thay người trong bóng đá thì có những quy định dành cho cầu thủ dự bị hoặc bị thay thế như sau:

  • Các cầu thủ dự bị hay bị thay thế muốn tiến hành rời khỏi sân hay tiến vào sân thì phải thông qua quyết định của trọng tài, nếu không sẽ bị rời ngay lập tức. Lúc này trận đấu sẽ được tạm dừng và trọng tài sẽ tiến hành phạt đội bóng đó 1 quả đá phạt gián tiếp. Nếu như bạn muốn biết tình huống này cụ thể như thế nào thì hãy vào bóng đá trực tiếp tại Vào Rồi TV để xem chi tiết.
  • Cầu thủ dự bị chỉ được vào sân khi cầu thủ được thay ra đã tiến hành ra khỏi sân
  • Nếu như cầu thủ vào sân mà chưa thông qua quyết định của trọng tài ghi được bàn thắng, thì bàn thắng đó sẽ không được công nhận

Quy định đối với người ngoài cược tại luật thay người trong bóng đá

  • Những người sau đây được xem như là người ngoài cuộc trong trận đấu: Ban huấn luyện, cầu thủ dự bị, quan chức đội bóng
  • Những người ngoài cược không được phép vào sân khi trận đấu đang diễn ra. Và họ chỉ được vào sân khi có quyết định của trọng tài. Nếu có tính vi phạm thì trọng tài sẽ tạm dừng trận đấu và nhờ lực lượng an ninh can thiệp
  • Trong khi trận đấu diễn ra có những cầu thủ bắt buộc phải rời khỏi sân như dính chấn thương, thay đổi quần áo nếu có vấn đề,.. Thì trước khi vào sân họ phải được trọng tài chính cho phép

Luật thay người trong bóng đá giao hữu

Ngoài các giải bóng đá chuyên nghiệp thì bóng đá giao hữu cũng có luật thay người riêng. Cụ thể là:

  • Theo luật của FIFA thì trong các trận đấu giao hữu, mỗi đội sẽ có quyền thay đổi tối đa 6 cầu thủ. Tuy nhiên phải có quyết định của trọng tài thì việc thay người mới được diễn ra
  • Nếu như cầu thủ cảm thấy mệt, chưa chuẩn bị tinh thần thì có thể từ chối thay đổi người
  • Trong luật thay người của bóng đá giao hữu thì các cầu thủ xâm phạm khu vực thi đấu sẽ bị phạt rất nặng. Cụ thể trọng tài có thể tạm dừng trận đấu để cảnh cáo hoặc là truất quyền thi đấu của cầu thủ này
  • Đội của bạn có thể được hưởng 1 quả đá phạt gián tiếp từ vị trí mà trọng tài tạm dừng trận đấu để tiến hành thay người
  • Nếu như trong trận đấu có 1 bàn thắng được ghi bởi sự tác động của người người bên ngoài, hay người ngoài cuộc thì bàn thắng đó sẽ không được công nhận
luật thay người trong bóng đá

Trong bóng đá giao hữu thì 1 đội bóng có thể thay thế tối đa 6 cầu thủ

Luật thay người trong các giải bóng đá khác

Ngoài những luật thay người mà chúng tôi cho bạn biết ở trên thì còn có luật thay người ở những giải đấu khác như giải đấu 5 người, giải đấu 7 người. Và nếu như bạn muốn biết luật này cụ thể như thế nào thì hãy truy cập VaoRoi TV để có thể xem cụ thể.

Trên đây là luật thay người trong bóng đá mà bạn nên biết, để có thể hiểu hơn về luật này. Hy vọng với bài viết của chúng tôi trên đây đã sẽ tìm được những thông tin bổ ích nhất cho mình.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*