Cách soạn giáo án bóng đá

Cách soạn giáo án bóng đá
Cách soạn giáo án bóng đá

Cách soạn giáo án bóng đá cho mọi lứa tuổi. Trong phạm vi bài viết Trung tâm dạy bóng đá trẻ em Nam Việt xin giới thiệu các bước soạn giáo án bóng đá.

Cách soạn giáo án bóng đá Nam Việt

Hướng dẫn cách soạn giáo án bóng đá như sau:

I. PHÂN LOẠI GIÁO ÁN

-Trong công tác giảng dạy và huấn luyện một đội bóng đá bao giờ củng có hai loại giáo án: Giáo án lý thuyết và giáo án thực hành.

+Giáo án lý thuyết: Cần được tiến hành giảng dạy một cách có hệ thống: lịch sử phát triển, xu hướng phát triển, kỹ chiến thuật, thể lực, luật, trọng tài..vv.. làm cho tầm nhìn của vđv được mở rộng, mở mang tri thức, từ đó giúp công tác huấn luyện và thi đấu được tiến hành thuận lợi hơn.

+Giáo án thực hành: Trong công tác giảng dạy và huấn luyện một đội bóng chủ yếu là giáo án thực hành. Giáo án thực hành bao gồm:

1.Giáo án huấn luyện thể lực.

2.Giáo án huấn luyện kỹ thuật.

3.Giáo án huấn luyện chiến thuật.

4.Giáo án tổng hợp.

5.Giáo án thi đấu.

II. CẤU TRÚC CỦA MỘT GIÁO ÁN THỰC HÀNH

-Cấu trúc của một giáo án thực hành bóng đá gồm 3 phần: (Có 2 cách gọi: chuẩn bị, cơ bản, kết thúc hoặc khởi động, trọng động, hồi tĩnh)

+Phần 1: Khởi động 20-30% (thời gian của một buổi tập, tùy vào phần chính)

+Phần 2: Trọng động 60-75% (thời gian của buổi tập)

+Phần 3: Hồi tĩnh 5-10% (thời gian của buổi tập, tùy vào phần chính)

III.CÁC YẾU TỐ CẦN QUAN TÂM KHI SOẠN GIÁO ÁN BÓNG ĐÁ

1.CLB, trường học, cơ quan quản lý giáo án:

-Điều này cho biết cơ quan, quản lý giáo án

2.Thứ tự số giáo án:

-Cho chúng ta biết hôm nay dạy tới giáo án nào trên tiến trình giảng dạy

3.Người thực hiện giáo án:

-Ai là người thực hiện giáo án, chịu trách nhiệm các mặt về pháp lý cũng như chuyên môn của giáo án, có người phụ không?

4.Mục đích của giáo án, hay mục đích của buổi học:

-Đây là vấn đề quan trọng nhất của một buổi học, nhiệm vụ cần đạt được

-Học mới hay củng cố, tiếp tục củng cố nội dung nào thuộc giai đoạn dạy học nao hay giai đoạn huấn luyện nào.

5.Đối tượng học:

-Lứa tuổi của người học, đặc điểm lứa tuổi, nam hay nữ

-Số lượng người học bao nhiêu?

-Trình độ, khả năng của người học

6.Thới gian học tập:

-Thời gian của một buổi học bao nhiêu phút? thời gian cho từng phần của một giáo án, thời gian của mỗi bài tập.

-Thời điểm nào học? ngày nào của tuần, tháng? năm?

7.Địa điểm học tập:

-Tập sân nào? mặt sân ra sao? kích thước sân bải? có phải sử dụng chung với các đội lớp khác không? đã kẻ sân hay chưa? có khung thành không?

-Địa điểm tập luyện của sân ở đâu?

8.Trang thiết bị tập luyện:

-Căn cứ vào các yếu tố trên chúng ta chuẩn bị trang thiết bị tập luyện phù hợp

9.Phương pháp dạy học:

-Chúng ta sử dụng bao nhiêu phương pháp, lựa chọn các phương pháp phù hợp nhất cho đối tượng học và giải quyết được nhiệm vụ.

-Cần định lượng rõ: thời gian – số lần lặp lại – quảng nghỉ cho mỗi bài tập

Trên đây là các vấn đề cần lưu ý hết sức qua trọng khi soạn giáo án bóng đá trẻ em, giáo án bóng đá người lớn, giáo án dạy bóng đá cộng đồng, giáo án dạy bóng đá phong trào, giáo án huấn luyện bóng đá.

IV. SOẠN GIÁO ÁN MẪU (Các bạn tham khảo nhé)

1.Giáo án giảng dạy bóng đá của Trường ĐH TDTT TpHCM

2.Giáo án trung tâm dạy bóng đá cộng đồng Nam Việt

3.Giáo án huấn luyên Bằng “C” AFC

3.Giáo án huấn luyện học viên HAGL JMJ (Các bạn gửi qua mail nhé: Cho tôi xin giáo án HAGL JMJ, gửi: duongvua@gmail.com

4.Giáo án Futsal Lave 1 AFC ( Các bạn gửi qua mail nhé: Cho tôi xin giáo án futsal Lave1 AFC, gửi: duongvua@gmail.com

5.Giáo án cộng đồng phía bắc

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*