Các kỹ thuât nhận bóng cơ bản trong bóng đá

Dạy bóng đá trẻ em ở tpHCm

Thể lực thì vô cùng quan trọng nhưng kỹ thuật lại càng quan trọng hơn. Trong khuôn khổ của bài viết trung tâm dạy bóng đá trẻ em, người lơn nam việt muốn giới thiệu kỹ thuật nhận bóng trong bóng đá.

I. KỸ THUẬT NHẬN BÓNG – KỸ THUẬT GIỮ BÓNG, KHỐNG CHẾ BÓNG
1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ THUẬT NHẬN BÓNG, KHỐNG CHẾ BÓNG

     Nhìn lại quá trình phát triển của môn bóng đá, chúng ta thấy rõ ý nghĩa của kỹ thuật giữ bóng đối với sự phát triển chung của môn này. Đầu thế kỷ thứ XIX thi đấu bóng đá được dùng tay. Khả năng dùng tay bảo đảm sự dễ dàng và chính xác hơn chân nên phần lớn các cầu thủ đều dùng tay bắt rồi ném hay đá đi. Năm 1870, luật bóng đá có tính chất thế giới ra đời, quy định trừ thủ môn ra, các cầu thủ trên sân đều không được dùng tay chạm bóng.

     Vì thế, để tìm cách giữ bóng lại, các cầu thủ phải dùng các bộ phận các của cơ thể thay cho tay. Nhưng thời đó, người ta chưa chú ý đến đến độ chính xác mà lúc đá bóng chỉ chú ý tới sức mạnh và bay xa. Bởi vậy, kỹ thuật giữ bóng chưa được coi trọng. Chỉ về sau do sự nâng cao không ngừng của môn bóng đá và sự hoàn thiện về luật bóng đá, nên trong thi đấu, các cầu thủ phải phối hợp kỹ thuật, chiến thuật với nhau và đòi hỏi sự chính xác khi đá bóng cao hơn. Do đó, vai trò kỹ thuật giữ bóng được nâng lên nhiều và đến nay nó đã trở thành một trong những bộ phận chủ yếu của kỹ thuật cơ bản.

     Kỹ thuật giữ bóng biểu thị hành động của cầu thủ dùng bộ phận nào đó của cơ thể (trừ hai tay) chặn đường bóng đang lăn hay đang bay làm cho nó trong tầm khống chế của mình, tạo điều kiện cho động tác tiếp sau.

     Động tác giữ bóng không nhất thiết phải làm bóng đứng yên bên cạnh cầu thủ mà tuỳ tình hình cầu thủ trên sân, có thể giữ bóng nảy hay lăn gần cầu thủ. Thí dụ; nếu xung quanh cầu thủ giữ bóng không có đối phương hoặc không có sự cản phá của đối phương thì cầu thủ đó có thể căn cứ vào yêu cầu của động tác kế tiếp mà giữ bóng nảy ra xa…  Như vậy, vẫn khống chế được bóng và còn tranh thủ được thời gian, phù hợp với yêu cầu chiến thuật.

     Bản thân động tác giữ bóng không phải là mục đích cuối cùng của cầu thủ mà thực hiện giữ bóng là do yêu cầu của chiến thuật hoặc tạo điều kiện tốt cho động tác tiếp theo.

     Trong thực tế của quá trình thi đấu, tình huống trực tiếp truyền bóng nhanh mà không giữ bóng không phải lúc nào cũng có thể làm được. Có lúc, vì muốn đá bóng được chính xác, cầu thủ phải giữ bóng lại để chuyền hay đá từ tư thế thuận lợi hơn. Ngoài ra, trong việc phối hợp chiến thuật phải giữ bóng lại chờ đồng đội chạy đến thích hợp nhất rồi mới chuyền bóng.

2.NHỮNG YÊU CẦU KHI KHỐNG CHẾ NHẬN GIỮ BÓNG
  • ĐỘNG TÁC GIỮ BÓNG PHẢI NHANH

     Bóng đá ngày nay đòi hỏi sự thực hiện kỹ thuật phải nhanh và hợp lý. Giữ bóng cũng vậy. Mặt khác, giữ bóng làm giảm tốc độ độ tấn công và có mâu thuẫn với phương hướng nhanh của môn bóng đá nhưng đó là yêu cầu bắt buộc của tình hình trên sân nên nó vẫn được coi trọng. Vì vậy, động tác giữ bóng cần tránh hoa mỹ một cách vô ích. Khi giữ bóng, cầu thủ phải tranh thủ thời gian, sử dụng kiểu giữ bóng hợp lý nhất đồng thời đạt đến yêu càu khống chế được bóng, thuận lợi cho việc kế tiếp. Sự chuyển tiếp giữa động tác giữ bóng và động tác sau đó (dẫn bóng, đá bóng… ) cũng phải thật nhanh. Trong điều kiện có thể trực tiếp chuyền bóng thì không nên giữ bóng.

  • PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỘNG TÁC GIỮ BÓNG PHẢI CĂN CỨ VÀO DỰ ĐỊNH CỦA ĐỘNG TÁC SAU ĐÓ MÀ QUYẾT ĐỊNH

Giữ là nhằm làm cho động tác sau thực hiện được chính xác, do đó phương pháp và động tác giữ bóng cần căn cứ vào ình hình hoạt động của đối phương mà quyết định.

Ví dụ: nếu đối phương ở xa thì có thể giữ bóng xa người hơn, nếu đối phương ở bên phải người giữ nên đẩy bóng sang trái… như vậy mới có thể lơịi dụng cơ thể che bóng và tránh sự cản phá của đối phương khi cầu thủ làm động tác kế tiếp. Quan sát tình hình xung quanh trước khi giữ bóng là một vấn đề rất cần thiết.

  • KHÔNG ĐỂ ĐỐI PHƯỚNG ĐOÁN BIẾT ĐỘNG TÁC VÀ HƯỚNG GIỮ BÓNG

Muốn vậy, động tác phải nhanh và thuần thục. Tuyệt đối tránh làm tư thế chuẩn bị giữ bóng quá sớm, đối phương sẽ biết trước ý định.

  • ĐỘNG TÁC GIỮ BÓNG CẦN KẾT HỢP VỚI ĐỘNG TÁC GIẢ

     Làm cho đối phương đoán lầm ý định của mình; thí dụ; bóng bay đến là là, cầu thủ vung chân giả làm động tác đá bóng bay, đối phương thấy vậy không xô lại nữa thì cũng là lúc cầu thủ chuyển qua động tác giữ bóng bằng lòng bàn chân, khống chế bóng không gặp sự tranh cướp bóng của đối phương. 

3.CÁC PHƯƠNG PHÁP GIỮ BÓNG

Trong quá trình thi đấu, rất nhiều bộ phận cơ thể có thể tiếp xúc bóng để giữ bóng lại (trừ hai tay và phái sau của cơ thể: lưng, gáy… vì cầu thủ không thể quan sát được bóng). Ta có thể chia làm:

  • PHƯƠNG PHÁP GIỮ BÓNG THẤP (bóng lăn)
  • Giữ bằng lòng bàn chân.
  • Giữ bóng bằng mu giữa.
  • Giữ bóng bằng mu ngoài.
  • Giữ bóng bằng gan bàn chân.
  • PHƯƠNG PHÁP GIỮ BÓNG NỬA NẨY
  • Giữ bóng bằng gan bàn chân.
  • Giữ bóng bằng lòng bàn chân.
  • Giữ bóng bằng mu ngoài.
  • Giữ bóng bằng bụng.
  • PHƯƠNG PHÁP GIỮ BÓNG CAO
  • Giữ bóng bằng mu giữa.
  • Giữ bóng bằng lòng bàn chân.
  • Giữ bóng bằng đùi.
  • Giữ bóng bụng.
  • Giữ bóng bằng ngực.
  • Giữ bóng bằng đầu.

4.PHÂN TÍCH CÁC KỸ THUẬT NHẬN GIỮ BÓNG LĂN SỆT BẰNG LÒNG BÀN CHÂN.

KỸ THUẬT NHẬN BÓNG LĂN SỆT BẰNG LÒNG BÀN CHÂN GỒM 3 GIAI ĐOẠN

A.Giai đoạn chuẩn bi để nhận bóng:

-Quan sát đường bóng tới: phán đoán cho được điểm bóng tới, và tốc độ bóng tới.

-Di chuyển chọn vị trí: Thân người thẳng với hướng bóng đến

-Tư thế chuẩn bị: Chân trụ đặt cạnh đường bóng đến, gối khụy, trọng tâm rơi về phía chân trụ, chân nhận bóng đưa về phía trước, lòng bàn chân mở ra đón bóng, hai tay dang rộng sang hai bên và hơi ra sau để dử thăng bằng.

B.Giai đoạn thực hiện động tác nhận bóng lăn sệt bằng lòng bàn chân

-Thời điểm tiếp xúc: bóng ngang mặt cắt trước, hoặc ngang mũi chân trụ

-Bộ phận tiếp xúc: đối với bóng tâm sau của bóng, đối với chân là tam giác xương cùng ngón cái, mắt cá trong, và gót trong.

-Cách hoãn xung: Sau khi bóng vừa chạm chân, chân nhận bóng nhanh chóng kéo từ trước ra sau, tốc độ kéo bóng phụ thuộc vào tốc độ bóng đến (bóng tới nhanh kéo nhanh, bóng tới chậm kéo chậm)

C.Kết thúc:

-Sau khi thực hiện động tác hoản xung, tùy theo tinh huống cụ thể trên sân và ý đồ của mình, người nhận thực hiện động tác kế tiếp cho phù hợp.

kỹ thuật nhận bóng lăn sệt bằng lòng bàn chân

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*