Trong khuôn khổ của bài viết CLB dạy bóng đá trẻ em nam Viêt, với đội ngủ HLV là giảng viên Trường ĐH TDTT TpHCM, thường xuyên cho thuê HLV bóng đá sân 11 người, futsal, sân 5, sân 7, muốn giới thiệu bộ bài tập chiến thuật phòng ngự cá nhân hay dành cho trẻ em. Đặc biệt là hình thức kèm người 1×1.
I.CHIẾN THUẬT BÓNG ĐÁ
II. CHIẾN THUẬT PHÒNG NGỰ CÁ NHÂN.
1.Định nghĩa chiến thuật phòng thủ cá nhân: Chiến thuật phòng thủ cá nhân là hành động của mỗi cầu thủ trên sân nhằm cản phá sự tấn công của đối phương và giành lại quyền kiển soát bóng.
Chiến thuật phòng thủ cá nhân là cơ sở của chiến thuật phòng thủ nhóm và tập thể. Tuy nhiên chiến thuật phòng thủ cá nhân lại phụ thuộc vào chiến thuật nhóm và chiến thuật tập thể, chiến thuật cá nhân phải tuân thủ kỷ luật chiến thuật chung.
2. Các hình thức phòng ngự cá nhân: Chiến thuật phòng thủ cá nhân gồm: chiếm vị trí, kèm người và tranh cướp. Cần căn cứ vào tình hình cụ thể của bản thân mình, của đối phương (kỹ thuật, tốc độ, tố chất…), đồng thời tuỳ theo địa điểm và thời gian mà vận dụng một cách hợp lý.
- Chiếm vị trí.
Chiếm vị trí là mỗi cầu thủ phòng ngự phải chiếm được một vị trí thích hợp vớ nhiệm vụ chiến thuật của mình và tình hình cụ thể trên sân. Chiếm vị trí là một hành động cực kỳ quan trọng đối với cầu thủ phòng ngự. Khi chiếm được vị trí đúng, cầu thủ phòng ngự có thể kiểm soát được một khu vực lớn, có thể khống chế được cầu thủ đối phương, đảm bảo quyền kiểm soát ở khu vực mình được phân công phòng thủ, đồng thời có khả năng hỗ trợ đồng đội trong phòng thủ.
Trong phòng thủ có nhiều hình thức chiến thuật khác nhau, nhưng dù trong chiến thuật nào thì chiếm lĩnh vị trí cũng là yếu tố hàng đầu.
Để chiếm lĩnh vị trí đúng, cầu thủ phải quan sát đánh giá tình hình trên sân để xác định tấn công của đối phương, xác định vị trí của đồng đội và của các cầu thủ đối phương, trên cơ sở này lựa chọn vị trí. Về nguyên tắc phải chiếm được vị trí có thể chặn được hướng tấn công nguy hiểm nhất vào cầu môn.
Vị trí cơ bản nhất là cầu thủ phòng ngự đứng giữa đối phương với cầu môn để đối phương không thể tiến thẳng đến cầu môn, buộc đối phương phải chuyển hướng hoặc chuyền bóng cho đồng đội.
Trong thực tế thi đấu cần chọn vị trí bảo vệ được cầu môn mà vẫn có khả năng tiếp cận bóng hoặc đối phương nhanh nhất, phải phối hợp đồng đội để tạo nên sự phòng thủ chăt chẽ bọc lót cho nhau và không tạo ra những khoảng trống trong phòng thủ.
- Kèm người.
Kèm người là sự giám sát chặt chẽ và gây khó khăn cho đối phương trong các hoạt động của họ.
Là một trong những hành động chiến thuật phòng thủ chhủ yếu. Khi đối phương có bóng kèm người là yêu cầu bắt buộc đối với các cầu thủ. Hành động kèm người tốt sẽ làm giảm đáng kể uy lực tấn công của đối phương, đặc biệt kèm người là những cầu thủ chủ chốt của đối phương có thể vô hiệu hoá khả năng tấn công của đối phương.
Nhiệm vụ khi kèm người là: không cho đối phương có khả năng nhận bóng hoặc nhận bóng khó khăn, không cho đối phương thoát khỏi sự khống ché của mình.
Kèm người phụ thuộc vào tình hình cụ thể của tình huống trận đấu, vào nhiệm vụ chiến thuật của từng vị trí được giao, vào khả năng của đối phương và khả năng của mình. Tuy nhiên cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:
– Theo dõi chặt chẽ đối phương mà mình được phân công kèm hoặc đối phương trong khu vực mình phụ trách, không để đối phương hành động tự do.
– Khi đối phương gần khu vực cầu môn dù có hay không có bóng phải kèm rất chặt phải buộc họ hoạt động xa khu vực cầu môn.
– Kèm cầu thủ có khả năng uy hiếp cầu môn lớn nhất.
Các hành động kèm người phụ thuộc vào yếu tố: đối phương ở gần hay ở xa cầu môn, đối phương có bóng hay không có bóng, khả năng của đối phương.
Trong trường đối phương ở xa cầu môn và không có bóng thì không cần ở gần đối phương, nên chiếm vị trí sao cho đối phương di chuyển thì có khả năng di chuyển theo một cách kịp thời hoặc đối phương phải di chuyển về phía mình thì mới có khả năng nhận bóng và tiếp cận cầu môn.
Trong trường hợp đối phương có bóng ở gần khu vực cầu môn thì phải kèm chặt không cho đối phương sút hoặc đột phá vào cầu môn, buộc đối phương phải xa rời cầu môn hoặc chuyền bóng ra xa khu vực cầu môn.
Trong trường hợp đối phương có bóng ở xa cầu môn thì cần phải tìm cách ngăn cản không cho tiến gần vào khu vực nguy hiểm và chuyền bóng cho đồng đội một cách dễ dàng.
Trong trường hợp đối phương có tốc độ tốt không nên đứng quá gần đối phương vì dễ bị đối phương bứt khỏi.
- Tranh cướp bóng.
Tranh cướp bóng là hành động phòng thủ tích cực, mục đích là giành lại quyền kiểm soát bóng hoặc phá bóng khỏi quyền kiểm soát của đối phương và như vậy phá vỡ sự kiểm soát của đối phương.
Tranh cướp bóng là hành động chiến thuật bắt buộc đối với tất cả các cầu thủ khi mất bóng. Tranh cướp bóng tốt sẽ cản phá được tấn công của đối phương, trong nhiều trường hợp có thể tổ chức phản công ngay sẽ rất có hiệu quả. Ngược lại nếu tranh cướp bóng không thành công thì đối phương tạo được thế hơn người và phải bị động tổ chức lại hàng phòng thủ. Khi tiến hành tranh cướp bóng cần đánh giá tình huống trên sân để quyết định tiến hành tranh cướp hay không để tiến hành các phương án tranh cướp. Để thành công trong tranh cướp bóng cần chú ý các điểm sau.
– Tranh cướp khi đối phương còn chưa kịp khống chế bóng hoàn toàn. Nếu đối phương đã khống chế được bóng cần phải tính toán trước khi tranh cướp.
– Khi đối phương còn ở xa khu vực cầu môn và có số lượng đông hơn thì chưa nên tiến hành tranh cướp ngay mà nên thu hẹp khu vực phòng thủ. Khi lực lượng phòng thủ đông hơn nên kèm chặt và tranh cướp ngay.
– Hướng tranh cướp nên bịt hướng nguy hiểm nhất.
– Có những động tác giả khi tranh cướp bóng.
– Hành động tranh cướp bóng phải nhanh dứt khoát, tránh bị mất thế để có thể thực hiện được động tác khác.
– Cần tránh những động tác phạm luật trong khu vực nguy hiểm.
III. BỘ BÀI TẬP PHÒNG NGỰ CÁ NHÂN HAY DÀNH CHO TRẺ EM
A.TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHIẾN THUẬT PHÒNG NGỰ CÁ NHÂN
-Chiến thuật cá nhân là cơ sở của chiến thuật nhóm, chiến thuật nhóm là cơ sở của chiến thuật toàn đội.
-Trong thi đấu bóng đá nếu chúng ta phòng ngự tốt, thì đội chúng ta sẽ có ít nhất một điểm và cơ hội từ hòa đến thắng.
B.TRỌNG TÂM CỦA HUẤN LUYỆN CHIẾN THUẬT PHÒNG NGỰ CÁ NHÂN
-Dử nội tuyến: (luôn hoạt động phía trong).
-Dử lưng: dử lưng, lưng quay về hướng cầu môn và gần cầu môn hơn đối).
-Luôn quan sát: (Bóng, đối thủ, đồng đội, và vị trí sân)
-Di chuyển chọn vị trí: (điểm giữa cầu môn, mà và đối phương trên một đường thảng
-Tư thế phòng ngự: đứng chân trước chân sau, hai chân rộng bằng vai, gối hơi khụy, trong tâm đồn về 2 mủi bàn chân, người hơi đổ về trước.
-Động tác giã: (làm cho đối phương mất nhu động, mất sự chủ động).
-Thời điểm tranh cướp bóng: khi đối phương vừa đẩy bóng ra xa.
-Kỹ thuật tranh cướp: tùy vào vị trí của mình và đối phương để đưa ra kỹ thuật tranh cướp hợp lý.
-Và cuối cùng là phải kiên nhẫn, không được hành động một cách tự phát, tự do (và phải yêu lấy cầu môn, bảo vệ an toàn tuyệt đối).
C. BỘ BÀI TẬP CHIẾN THUẬT PHÒNG NGỰ CÁ NHÂN HAY
Trong khuôn khổ của bài viết Trung tâm dạy bóng đá Nam Việt muốn giới thiệu các bài tập chiến thuật phòng ngự cá nhân, các phương pháp, cách thức tập huấn luyện chiến thuật phòng ngự cá nhân cơ bản
3.Chi tiết phòng ngự 1×1
4. Tư thế phòng ngự cá nhân
5. Các điểm chính của phòng ngự cá nhân
6. Di chuyển chọn vị trí trước khi phòng ngự cá nhân
8. Các sai lầm khi phòng ngự cá nhân
9. Chú ý khoảng cách giữa 2 chân
10. Các cách lấy bóng 1×1
11. Chiếm vị trí nhanh, các thời điểm phải lên tranh cướp
12. Các cách lấy bóng ở biên
13. Phòng ngự khi đối phương xoay lưng
14. Động tác giã trước khi tranh cướp bóng cá nhân
15. Trò chơi bổ trợ phòng ngự cá nhân
16. Bài tập bổ trợ tư thế phòng ngự cá nhân
17. Cách lấy bóng khi đối phương đi qua 2 bên
18. Bài tập tư thế phòng ngự, chiếm vị trí cá nhân
19. Bài tập bổ trợ di chuyển phòng ngự cá nhân
20. Bài tập tiếp xúc bóng khi phòng ngự cá nhân đối mặt
21. Bổ trợ tranh cướp bằng 2 vai
Chia sẻ
Để lại một phản hồi