Kế hoạch huấn luyện đội bóng đá u13

 Kế hoạch huấn luyện đội bóng đá u13

Lứa tuổi 13 nằm trong hệ thống thi đấu thường niên của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, đồng thời là tuyến kế cận rất quan trọng, làm nền tảng cho các CLB bóng đá chuyên nghiệp VN, vì thế trung tâm huấn luyện đào tạo vđv năng khiếu bóng đá Nam Việt muốn giới thiệu Kế hoạch huấn luyện lứa tuổi u13 cho các HLV tham khảo.

Đội bóng đá u13 Nam Việt

TRƯỜNG NGHIỆP VỤ TDTT SLNA               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG HUẤN LUYỆN-ĐÀO TẠO            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

             MÔN: BÓNG ĐÁ                                      ________________

           _________________                             Nghệ An, ngày 1 tháng 8 năm 2021

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN

LỚP BÓNG ĐÁ U13 NĂNG KHIẾU TẬP TRUNG

* Thời gian: 12 tháng chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1 từ 20/8/2012 đến 31/12/2012, giai đoạn 2 từ 25/2/2013 đến 25/25/8/2013)

* Đối tượng: Lứa tuổi 13 và 14 (giai đoạn huấn luyện ban đầu)

          I/. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG:  

     1).Thành phần của đội:

  •  Ban huấn luyện gồm 4 thành viên:

 –    Trương Thanh Toàn                       HLV

 –    Từ Thiện Tâm                                 HLV  (thủ môn)

 –    Vũ Ngọc Lâm.                                 HLV

 –    Lê Văn Mộc                                    HLV

          Hiện nay đội bóng đá U13 năng khiếu tập trung, với số lượng tập trung chính thức được 17 vận động viên. Trong đó có 10 vận động viên sinh năm 1999, 07 vận động viên sinh năm 1998 và 01 vận động viên sinh năm 2000.

          Trong thời gian tới Ban huấn luyện sẽ vừa kết hợp tập luyện, vừa tiến hành bổ sung thêm lực lượng vận động viên cho đủ số lượng 25 vận động viên theo đúng kế hoạch của nhà Trường.

          Trong quá trình tổ chức các buổi tập, với điều kiện khó khăn về sân bãi tập luyện. Thời gian chỉ có 01 buổi lên lớp và 01 buổi học văn hóa. Do không chủ động trước được thời khóa biểu vào sân cỏ, nên Ban huấn luyện rất khó trong việc lập kế hoạch cụ thể cho toàn đội. Trước mắt các em tập tại sân Trường Nghiệp vụ hoặc sân vận động tỉnh và tranh thủ thời khóa biểu trống của sân bóng đá tỉnh sẽ cho các em vào tập luyện.

          II/. YÊU CẦU, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN:

          1). Yêu cầu và Nhiệm vụ:

          1.1). Huấn luyện kỹ-chiến thuật:

          – Tổ chức tập luyện thích hợp để cầu thủ thực hiện đúng các yếu lĩnh kỹ thuật cơ bản. Từng bước nâng cao năng lực sử dụng các kỹ thuật cơ bản (ở sân thi đấu nhỏ), chú trọng tập luyện đều hai chân.

          – Nắm vững và thực hiện đúng yêu cầu về cách chơi tấn công và phòng thủ của bóng đá: Từng bước nâng cao khả năng ứng dụng (trên sân nhỏ).

          – Phát triển cảm giác bóng làm cơ sở tiếp thu tốt các kỹ thuật cơ bản.

          1.2). Huấn luyện thể lực:

          – Tiếp tục phát triển các tố chất thể lực theo hướng toàn diện, chú trọng phát triển về các tố chất khéo léo, sức nhanh và sức bền.

          – Tăng khối lượng vận động, từng bước nâng dần cường độ bài tập.

          – Sử dụng nhiều bài tập phát triển về nhanh, khéo léo, linh hoạt, mềm dẻo (làm cơ sở để hoàn thiện kỹ thuật ứng dụng).

          1.3). Bồi dưỡng tâm lý-nhân cách:

          – Bồi dưỡng giáo dục đạo đức, phẩm chất quan trọng đối với hoạt động bóng đá: ý chí, lòng tự tin, tính kiên nhẫn, tính tập thể, tính kỹ luật.

          1.4). Bồi dưỡng lý luận:

          – Hiểu biết về luật bóng đá.

          – Về lịch sử phát triển bóng đá.

          – Vệ sinh tập luyện.

          2). Nội dung của chương trình:

          2.1). Nội dung huấn luyện:

          Những kỹ thuật cơ bản cần được tập luyện đầy đủ các kỹ thuật đá bóng, các kỹ thuật nhận bóng, các kỹ thuật đánh đầu, các kỹ thuật nhận bóng, các kỹ thuật động tác giả và các kỹ thuật tranh cướp bóng.

          2.2). Các kỹ thuật đá bóng:

          – Tập các kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân và lòng bàn chân. Thực hiện với bóng đặt tại chỗ, sau đó với bóng lăn về trước và với bóng lăn từ phía đối diện tới.

          – Tập các kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân và mu ngoài bàn chân. Thực hiện với bóng thả rơi xuống, bóng lăn nảy, sau đó là bóng đặt tại chỗ, và các bài tập chiến thuật tấn công cầu môn (sửa lỗi sai sót kỹ thuật).

          – Trọng tâm: Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân và mu giữa bàn chân.Phối hợp tập các kỹ thuật khác trong di động. Chú ý: Tập đều cả hai chân.

          2.3). Các kỹ thuật nhận bóng (dừng bóng):

          – Tập các kỹ thuật nhận bóng bằng bàn chân (lòng bàn chân, mu bàn chân, cạnh bàn chân và gan bàn chân) với các đường bóng đến từ phía trước, phía bên, với bóng lăn sệt, bóng bổng, bóng lăn nảy và bóng bật nảy.

          – Tập kỹ thuật nhận bóng bằng đùi, bằng ngực, bằng đầu với các đường bóng đến từ phía trước với các đường bóng có độ mạnh vừa phải.

          – Trọng tâm: Nhận bóng bằng các phần bàn chân.Dừng bóng trên không và trên đất.Phối hợp tập với các kỹ thuật khác trong di động; tập chiến thuật, thi đấu.

          2.4). Các kỹ thuật đánh đầu:

          – Tập các kỹ thuật đánh đầu trán giữa tại chỗ bằng hai chân đánh đầu trên không với các đường bóng đến từ phía trước và phía bên.

          – Tập các kỹ thuật đánh đầu trên không có đà, bật nhảy bằng hai chân và một chân (đánh đầu trán giữa và trán bên).

          – Trọng tâm: đánh đầu trán giữa, đường bóng đi mạnh, xa.

          2.5). Các kỹ thuật dẫn bóng:

          – Tập các kỹ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân, mu trong bàn chân, mu ngoài bàn chân với đường bóng đi thẳng và đổi hướng.

          – Trọng tâm: Dẫn bóng qua cọc, qua đồng đội với tốc độ trung bình. Dẫn bóng kết thúc bằng đường chuyền bóng hoặc sút cầu môn.

          2.6). Các kỹ thuật động tác giả:

          – Tập các kỹ thuật “đảo thân” không có bóng trong hoạt động chạy biến đổi tốc độ và biến đổi hướng.

          – Tập các kỹ thuật động tác giả trong dẫn bóng: “đảo thân” một hướng, kéo bóng sang hướng khác “bước chéo qua bóng”, dẫn bóng đi thẳng hoặc gạt bóng sang bên, đổi hướng dẫn bóng (kết thúc bằng đường chuyền bóng hoặc sút cầu môn).

          – Trọng tâm: Động tác giả “đảo thân” không có bóng và có bóng.

          2.7). Các kỹ thuật tranh cướp bóng:

          – Tập kỹ thuật tranh cướp bóng cơ bản “kỹ thuật dập bóng” (với đối phương có bóng ở trước mặt).

          – Tập kỹ thuật “hích vai”, dùng sức mạnh thân trong tranh cướp bóng (với đối phương ở phía bên).

          – Trọng tâm: Giới thiệu, hướng dẫn những quy định của Luật bóng đá có liên quan đến kỹ thuật “hích vai”, “dập bóng”.

          2.8). Kỹ thuật tâng bóng:

          Thực hiện ở phần khởi động, phần hồi tĩnh hoặc giữa các bài tập của phần chính buổi tập.

          3). Nội dung huấn luyện chiến thuật bóng đá:

          Nội dung trang bị cho cầu thủ trẻ về chiến thuật bóng đá bao gồm: Các hoạt động tấn công và các hoạt động phòng thủ của cá nhân và tập thể.

          3.1). Chiến thuật tấn công:

          – Tập chiến thuật tấn công cá nhân: Chiến thuật dẫn bóng và động tác giả-lừa bóng qua người, chiến thuật tấn công cầu môn (sút và đánh đầu vào cầu môn).

          – Tập chiến thuật tấn công tập thể: Các nội dung tấn công nhóm 2 x 1, 2 x 2, 3 x 2 với hoạt động phối hợp chuyền bóng và chạy chỗ trống.

          3.2). Chiến thuật phòng thủ:

          – Tập chiến thuật phòng thủ cá nhân: Chọn vị, kỹ thuật tranh cướp, tời điểm tranh cướp.

– Tập chiến thuật phòng ngự nhóm: chạy trí hỗ trợ (hoạt động “bọt lót” hỗ trợ đồng đội tranh cướp bóng với yêu cầu dùng sức mạnh va chạm.

          – Tập các hoạt động về chiến thuật phòng thủ kèm người.

          – Phòng thủ của hàng tấn công khi mất bóng.

          4.). Nội dung huấn luyện phát triển thể lực:

          Những nội dung tập luyện phát triển thể lực trong chương trình huấn luyện bóng đá trẻ gồm: Phát triển về sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng khéo léo, linh hoạt, khả năng phối hợp vận động.

          4.1). Phát triển khả năng khéo léo, linh hoạt, mềm dẻo:

          – Các bài tập về nhào lộn trên cỏ. Các trò chơi không hoặc có bóng và các dụng cụ khác.

          – Các bài tập trò chơi, thi đấu chướng ngại vật (vượt qua, chui qua, vòng qua…).

          – Các bài tập phát triển cảm giác bóng (tập một, hai, ba người với các hình thức ném, lăn, dập, dẫn bóng…).

          – Các bài tập phát triển về mềm dẻo-linh hoạt khớp(với các động tác xoạt, gập thân sâu, lăng chân…).

          – Các bài tập căng tĩnh.

4.2). Phát triển sức mạnh (sức mạnh chung,phát triển toàn diện tất cả các nhóm cơ)

– Các baì tập nhảy: nhảy một chân, nhảy hai chân, tập cơ bụng, cơ lưng, chống đẩy.

          – Các bài tập thi đấu cá nhân, nhóm, đội về mang, vác. Các trò chơi vui nhộn. Thi đấu đối kháng dùng sức (kéo co, đua thuyền trên bờ, đuổi bắt, chọi gà, cưỡi ngựa…).

          4.3). Phát triển sức nhanh (sức nhanh tần số, sức nhanh phản xạ, sức nhanh di động):

          – nhảy macke, nhảy vòng, nhảy dây.

          – Các trò chơi thi đua, thi đấu về lựa chọn hành động: các trò chơi như cướp cờ, người thừa thứ 3, mèo đuổi chuột, ngày và đêm.

          – Chạy theo nhóm với các cự ly 10m, 20m,30m, 40m, 50m.

          – Chạy bổ trợ tăng tốc, cự ly 30m-60m.

          – Tập kỹ thuật bóng đá trong di chuyển nhanh.

          4.4). Phát triển sức bền (sức bền chung,)

          – Các hình thức chạy thẳng đều, chạy biến tốc (chạy việt dã với cự ly 2km, 3km).

          – Các bài tập xen kẽ giữa chạy đều.

          – Thi đấu bóng đá với luật đơn giản, chơi trò chơi bóng chuyền 6, chơi bóng nếm 4 cầu môn. (thi đấu luân phiên 3, 4 đội với số lượng 5, 6 người, thời gian 20 phút-30 phút thay một đội…)

          5). Nội dung huấn luyện thủ môn:

          Công việc huấn luyện thủ môn được tiến hành theo hai hình thức: Huấn luyện chung với các cầu thủ của toàn đội và huấn luyện riêng rẻ (tùy theo yêu cầu cụ thể từng nội dung huấn luyện).

          5.1). Phát triển thể lực:

           Thủ môn tập trung cùng toàn đội về thể lực.

          5.2). Phát triển kỹ thuật:

          5.2.1). Kỹ thuật không bóng: Tư thế cơ bản (vị trí đứng của thủ môn), các động tác giả thân, chạy của thủ môn, nhảy và biến đội hướng của thủ môn.

          5.2.2). Kỹ thuật có bóng: Bắt bóng lăn sệt (kỹ thuật bắt ngữa tay), bắt bóng cao ngang bụng (kỹ thuật bắt ngữa tay), bắt bóng cao ngang đầu (kỹ thuật bắt úp tay), kỹ thuật bắt bóng ở phía hai bên (bóng lăn và bóng nảy), kỹ thuật bắt bóng bật nảy (kỹ thuật bắt ôm bóng), kỹ thuật bật nảy bắt bóng cao (kỹ thuật bắt úp tay).

          5.2.3). Kỹ thuật lăn người: Tập kỹ thuật lăn người (bước chéo để thân lăn người), bắt bóng đặt trên đất và lăn người, bắt bóng lăn sệt ở hai phía bên và lăn người, bắt bóng rơi và lăn người ôm bóng.

          5.2.4). Kỹ thuật đỗ thân: Tập động tác (không bóng), đỗ thân bắt bóng đặt tại chỗ, đỗ thân bắt bóng lăn, để thân bắt bóng cao ngang bụng, để thân bắt bóng rơi từ cao xuống, để thân bắt bóng cao.

          5.2.5). Kỹ thuật đấm bóng: Tập kỹ thuật (không bóng), đấm bóng tầm cao xuống, để thân bắt bóng cao.

          5.3). Chiến thuật thủ môn:

          Chiến thuật tấn công: Đưa bóng vào cuộc chính xác (ném bóng, đá phát bóng), chuyền bóng cho đồng đội không có đối phương ở gần, chuyền đưa bóng vào chỗ trống.

          Chiến thuật phòng thủ: Thay vị trí của thủ môn (cơ bản), vị trí ở các tình huống bị đá phạt góc, bị đá phạt gần.

          III/. THỜI LƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN:

          1). Phân chia thời gian của chương trình:        

Số tuần HL/năm Số buổi HL/tuần T.gian HL/ngày (phút) T.gian HL/năm (phút) Số trận thi đấu
Thi đấu tập (trận) Thi đấu chính thức
19 6 120 13.680 1->3 0

2). Phân bố thời gian của nội dung huấn luyện:

T.gian HL/năm (phút) ( 20/8/2012 đến 31/12/2012)
  HLKT HLKL-LH HLTL LTSH
13.680 45% (6.156 phút) 25% (3.420 phút) 20% (2.736 phút) 10% (1.368 phút)

          HLKT: Huấn luyện kỹ thuật

          HLKL-LH: Huấn luyện khéo léo-linh hoạt.

          LT-SH: Lý thuyết-Sinh hoạt.

          HLTL: Huấn luyện thể lực.

          Trên đây là kế hoạch huấn luyện năm 2012. Từ đó Ban huấn luyện đưa ra kế hoạch cụ thể như: Giáo án tháng, Giáo án tuần.

          * Chương trình huấn luyện đội bóng đá U13 năng khiếu tập trung, được tiến hành trong 19 tuần.

Số lượng buổi huấn luyện trong ngày còn phụ thuộc vào việc học văn hóa của các em, do các em văn hóa theo chương trình giảng dạy của Trường văn hóa, nên các em chỉ tập luyện buổi sáng hoặc buổi chiều.

Một tuần có 06 ngày huấn luyện. Lứa tuổi 13, một ngày có 02 buổi huấn luyện.

Phân bổ thời gian cho các nội dung huấn luyện của chương trình được xác định theo yêu cầu và đặc điểm của nội dung với lứa tuổi 13 và 14 (ví dụ: Thời gian đầu, các nội dung huấn luyện về kỹ thuật, về khéo léo, linh hoạt có tỷ lệ cao, càng về sau càng giảm. Ngược lại: các nội dung huấn luyện về kỹ chiến thuật, sức nhanh và sức mạnh sẽ tăng dần).

IV/. KIẾN NGHỊ:

Do kế hoạch năm 2012 của Trường, đội bóng đá U13 không tham gia thi đấu. Ban huấn luyện kính đề nghị Ban Giám hiệu, Phòng Tổ chức Hành chánh và Phòng Huấn luyện Đào tạo. Hỗ trợ trang bị dụng cụ tập luyện đầy đủ và  tạo điều kiện cho đội đá giao hữu với các đội bạn trong tỉnh và ngoài tỉnh 01  tới 03 trận/năm.

                                                                   HUẤN LUYỆN VIÊN

                                                                     Trương Thanh Toàn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*