KẾ HOẠCH TUYỂN CHỌN VÀ HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ TRẺ TỪ 11-18 TUỔI

KẾ HOẠCH TUYỂN CHỌN VÀ HUẤN LUYỆN U11-18

CÔNG TÁC TUYỂN CHỌN VÀ HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ TRẺ (11 – 18)

I. CÔNG TÁC TUYỂN CHỌN CẦU THỦ BÓNG ĐÁ TRẺ

Tuyển chọn cầu thủ bóng đá trẻ là một công tác khoa học gắn liền với  thực tiễn đào tạo do các phương pháp, nội dung, chỉ tiêu và  định mức tuyển chọn có ý nghĩa quyết định tới việc  xác định những tài năng bóng đá tương lai.

Thông thường tuyển chọn ban đầu bao gồm 2 giai đoạn: tuyển chọn định hướng (sơ tuyển) và tuyển chọn chuyên môn.

1.Giai đoạn: Tuyển chọn định hướng

1.1 Tổ Chức: Bắt đầu từ 1/6 hàng năm tiến hành tuyển chọn. Đây là thời điểm thích hợp nhất để có thể  tập trung được một số lượng lớn các em học sinh vào tham gia tuyển chọn. Đồng thời sau thời gian sơ tuyển ( 2- 3 tháng) có thể tổ chức biên chế các em được chọn vào tập trung tại trường để phối hợp với nhà trường  trong công tác giáo dục đào tạo cầu thủ trẻ tương lai.

1.2. Các nội dung tuyển chọn:

 a. Độ tuổi: từ 11 tuổi đến 11,997 (theo bảng tuổi thập phân tính từ ngày tháng, năm sinh cho đến ngày tuyển chọn).

b. Thể hình: không bị dị hình, không cong vẹo cột sống.

  Chiều cao đứng tối thiểu 139,5 cm

–  Cao ngồi (Tỉ lệ giữa thân trên và chiều cao  (x là thân trên kể từ xương chầu trở lên. Y là chiều cao đứng)

– Vòng ngực (cm).

– Độ lõm bàn chân lớn từ 1/2 đến 2/3.

– Cổ chân nhỏ (cm).

        c. Y sinh học:

– Mạch lúc yên tĩnh: 92 – 96 l/phút.

– Huyết áp (mgh): tối đa 100 – l05; tối thiểu 66 -70.

– Dung tích sống (ml): 1900 – 2200

– Hô hấp tế bào (thời gian nín thở) trong điều kiện tĩnh (giây) 23 – 25.

d. Thể lực:

– Chạy 30 m xuất phát cao (giây): 5,9 – 5,6.

– Chạy 300 m xuất phát cao (giây): 62 = 59.

– Bật xa tại chỗ (cm): 176 – 179.

– Bật nhảy với tay (cm): 34 – 36.

– Chạy luồn lách qua 5 cọc trên cự ly 20 m và quay trở lại (giây):


11,4-11,2

– Phối hợp vận động: Trên cự ly 20 m, lộn xuôi, 1 chạy, nhảy, chui qua rào rồi chạy giật lùi theo tín hiệu 1 thị giác (giây):

2. Giai đoạn tuyển chọn chuyên môn

  1. Tâm lý:

– Trí thông minh (Test ra ven) (Centites): 75 – 90

– Chú ý tổng hợp ( P = – : 6)- 5,39

– Năng lực xử lý thông tin (bít/giây): 1,12 – 1,2

– Phản ứng đơn giản (mls): 250 – 230

– Phản ứng lựa chọn (mls): 495 – 470

– Phản ứng di động (mls): 40 – 37

– Loại hình thần kinh (thăng bằng, linh hoạt, mạnh)

  • Thể lực:

– Chạy 30 m xuất phát cao (giây): 5,6 – 5,4

– Chạy 5 x 30 m (Nghỉ giữa 1 phút) (giây) 32 – 29,5

– Chạy 900 m (giây): 220 – 235 ‘

– Bật xa tại chỗ (cm): 179 – 190

– Bật nhảy với tay (cm): 35 – 37

– Ném bóng đặc 2 kg: 4,5 – 5,3.

  • Chuyên môn:

            – Tâng bóng (số lần).

             – Đá bóng xa bằng chân thuận vào hành lang rộng 5m ( 3 lần lấy thành tích lần cao nhất).

Description: hinh 1

             –  Kỹ thuật tổng hợp: Xuất phát cao chạy tốc độ 10 m, dẫn bóng 10 m, dẫn bóng luồn qua 3 cọc trên cự  ly 12 m (mỗi cọc cách nhau 3m) rồi dừng bóng trong vòng tròn có đường kính rộng 1 m, dẫn bóng tốc độ cao 10 m rồi đá bóng vào mục tiêu có kích thước 2,5 x 1,2 m  cách xa 6m (Chú ý – chuyền bóng trong giới hạn qui định).

Bấm tổng thời gian vượt qua hành lang kiểm tra kỹ thuật và thời gian của  từng công đoạn đồng thời cộng cả điểm phạt (1 điểm tính cộng thêm 1 giây) vì những lỗi cầu thủ mắc phải vào thời gian chung. Dẫn bóng chạm cọc, dừng bóng không đúng bóng tròn và đá bóng không trúng đích (mỗi nội dung trừ 1 điểm).

Đánh giá khả năng thi đấu trong điều kiện 3 trên sân rộng 90×20 m với cầu môn bóng ném. Thời gian thi đấu 2 hiệp – mỗi hiệp 5 phút (nghỉ 3  phút giữa 2 hiệp). Huấn luyện viên cần chú ý đánh giá  tư chất của các cầu thủ trẻ về khả năng chiến thuật biết chạy chỗ để nhận bóng, biết kèm bịt đối phương  khi mất bóng, biết phối hợp chuyền bóng với đồng đội.

Trung tâm dạy bóng đá trẻ em Nam Việt

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ U11-18

II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN BAN ĐẦU:

Mục đích của chương trình huấn luyện bóng đá ban đầu cho các em  thiếu niên lứa tuổi 11-12 là bước đầu tổ chức huấn luyện dài hạn có hệ thống nhằm tuyển chọn ra những cầu thủ bóng đá trẻ có triển vọng để tiếp tục huấn luyện nâng cao. Đây là chương trình huấn luyện ban đầu trong kế hoạch đào tạo dài hạn cho các cầu thủ bóng đá trẻ.

– Để đạt được mục đích trên chương trình này cần đề ra những nhiệm vụ như sau:

1. Nâng cao sức khoẻ trên cơ sở phát triển thể chất đúng và toàn diện cho các em, đồng thời trau dồi những kỹ năng vận .động cơ bản trong cuộc sống.

2. Phát triển các tố chất vận động: nhanh, mạnh, bền, khéo léo và mềm dẻo.

3. Giảng dạy các kỹ, chiến thuật cơ bản.      

4. Thích nghi dần với các điều kiện thi đấu.     

5. Phát triển hứng thú bền vững về bóng đá cho các em.

– Để hoàn thành những nhiệm vụ trên cần phải ứng được những yêu cầu tối thiểu sau đây:

1 – Tiến hành tập luyện quanh năm (l tuần 5 buổi), có hệ thống để phát triển những năng lực chung và  chuyên môn đồng thời củng cố các hứng thú về bóng đá  cho các em.

2 – Tiến hành tập huấn và thi đấu theo kế hoạch đề  ra một cách nghiêm túc, kiểm tra định kỳ các tiêu chuẩn và định mức đã đề ra qua đó đánh giá chất lượng của công tác tuyển chọn và đào tạo.

3 – Đảm bảo đầy đủ các phương tiện và trang thiết  bị tập luyện phục vụ cho chương trình huấn luyện như: sân bóng đá, 2 cầu môn nhỏ, 4 cầu môn nhỏ di  động, một tường bóng đá để tập kỹ thuật, 1 giá treo bóng, 2 vòng tròn tiêu lớn, 2 vòng tròn tiêu nhỏ, 15 cọc dẫn bóng, mỗi em một quả bóng.

4 – Huấn luyện viên phải là người có trình độ chuyên môn cao (đặc biệt là kỹ thuật cơ bản) năng lực sư phạm cao, có kinh nghiệm đào tạo cầu thủ bóng đá trẻ, biết phát hiện ra các tài năng bóng đá trẻ đồng thời cũng cần phải có một niềm say mê yêu ngành nghề và yêu trẻ.

5 – Có chế độ chính sách đãi ngộ hợp lí đối với các huấn luyện viên làm công tác huấn luyện. Cũng như cần đảm bảo dinh dưỡng tốt cho các cầu thủ trẻ.

6 – Phối hợp với gia đình, trường phổ thông trong công tác giáo dục và tổ chức tập luyện.

       III. CƠ SỞ TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI 11 – 18 ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN :

Một số đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 11 – 18 có liên quan đến công tác huấn luyện bóng đá :

Trong quá trình tổ chức các buổi tập, lựa chọn các hình thức, biện pháp và phương pháp giảng dạy, huấn luyện, cũng như phân phối lượng vận động cần phải tuân theo chương trình đã đề ra, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi về giải phẫu, sinh lý và tâm lý nhằm đạt kết quả cao trong công tác đào tạo, huấn luyện; tránh thực hiện một cách ngẫu hứng, tuỳ tiện.

a. Lứa tuổi thiếu niên (11 – 15 tuổi) :

Ở lứa tuổi 11 – 12 trở đi những diễn iến phát triển về giải phẫu, tâm sinh lý của trẻ em đã tạo ra những tiền đề thuận lợi cho việc tập môn bóng đá.

Các em thiếu niên lứa tuổi 11 – 15 phát triển rất nhanh về chiều cao, đặc biệt là các chi (tay và chân), tốc độ phát triển lồng ngực và xương hông xảy ra chậm hơn. Cơ bắp cũng tăng đáng kể, nhưng sự phát triển cơ còn chậm hơn so với sự phát triển các xương ống. Từ đó gây nên sự mất cân đối về tỷ lệ trong cấu trúc cơ thể, dẫn đến việc thực hiện các động tác còn vụng về (năng lực phối hợp vận động kém). Cần chú ý là ở lứa tuổi 14 – 15 thì khả năng tiếp thu các động tác phức tạp kém hơn ở lứa tuổi 12 – 13.

Ở lứa tuổi 11 – 15 sự phát triển khối lượng của tim nhanh hơn sự phát triển của đường kính các mạch máu, cộng với sự tăng cường hoạt động của tuyến yên, qua đó có thể gây nên sự cung cấp máu không đều cho ão. Não thường xuyên thiếu ô xy nên hoạt động chóng mệt mỏi (sức bền kém). Nguyên nhân là do hệ thống hô hấp chưa đựoc phát triển hoàn chỉnh, trong các buổi tập với lượng vận động lớn có thể gây nên sự mệt mỏi (sự hồi phục lâu). Cần lưu ý, các em thường đánh giá quá mức khả năng của mình trong các bài tập sức mạnh. Do đó, các huấn luyện viên cần phải chú ý sử dụng lượng vận động một cách hợp lý.

Ở lứa tuổi thiếu niên cấu trúc của vỏ não đã được hoàn thiện tạo nên rất nhiều hệ thống phức tạp của đường liên hệ thần kinh tạm thời hơn là ở lứa tuổi nhi đồng. Mối quan hệ giữa các quá trình hưng phấn và ức chế trở nên hoàn thiện hơn, trong đó quá trình hưng phấn thường chiếm ưu thế hơn quá trình ức chế, mặc dù quá trình ức chế vẫn luôn được tăng cường. Chức năng điều chỉnh ức chế của vỏ bán cầu đại não trở nên rõ nét hơn. Ở lứa tuổi thiếu niên, sự phát triển nhanh các ức chế  phân biệt tạo cơ sở cho sự phân biệt tinh vi và chính xác các kỹ thuật bóng đá phức tạp. Vì vậy, ở lứa tuổi từ 11 – 15 các em thiếu niên không những chỉ phát triển tốc độ mà còn cả ở độ chính xác của động tác. Đến năm 15 tuổi : tốc độ, sự phát triển chính xác động tác, độ bền vững của những định hình động lực có thể đạt tới mức độ phát triển như của người lớn.

b.  Lứa tuổi thanh niên (16 –18 tuổi) :

Từ 15 – 18 tuổi thời kỳ dậy thì kết thúc. Về hình thái và chức năng, cơ thể đã phát triển và đã căn bản hình thành.

  • Hệ thần kinh :

Hoạt động thần kinh cấp cao được hoàn thiện. Hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển mạnh và có thể chiến ưu thế so với hệ thống tín hiệu thứ nhất. Tính linh hoạt của các quá trình thần kinh cao. Quá trình ức chế được tăng cường nhưng hưng phấn vẫn chiến ưu thế. Các loại hình hoạt động thần kinh biểu hiện ra rõ nét hơn. Trong tập luyện thể thao cần tránh trạng thái căng thẳng quá mức của hệ thần kính.

  • Các chức năng thực vật :

Kích thước của tin tăn, nhịp mạch chậm đi, huyết áp tăng lên. Mạch trung bình vào khoảng 70 lần/phút, huyết áp tối đa là 110 – 120mm Hg và huyết áp tối thiểu là 70 – 75mmHg, nghĩa là bằng huyết áp ở người trưởng thành. Người ta thường gặp loạn nhịp tim do thở và tiếng thổi tâm thu cơ năng ở các em thuộc lứa tuổi này. Khi vận động, trong một số trường hợp, huyết áp tối đa có thể tăng tới 200mmHg và mạch tăng đến 200 làn/phút. Phổi cũng phát triển mạnh. Tần sốthở giảm chỉ còn 16 – 20 lần/phút. Hô hấp được sâu hơn, dung tích sống tăng. Cần phải chú ý phát triển các cơ hô hấp bằng cách làm động tác phối hợp với thở.

  • Sự phát triển thể lực :

Hệ thống cơ phát triển rất mạnh. Khối lượng cơ chiếm 42% thể trọng, cao hơn so với người lớn (40%). Sức mạnh cơ bắp phát triển với nhịp độ nhanh trong giai đoạn từ 13 – 15 đến 16 – 17 tuổi. Các năm sau đó, sức mạnh phát triển chậm lại. Tuy nhiên, do hiện tượng phát triển sớm một số nhóm cơ có thể phát triển sức mạnh ngay từ 12 – 13 tuổi, đặc biệt là các nhóm cơ chân. Khả năng điều khiển về lực của động tác, ở trẻ em phát triển đều và đến tuổi 15 – 17 đạt mức hoàn chỉnh về mặt tốc độ (động tác đơn lẻ) ở lứa tuổi 16 – 17 giảm xuống so với lứa tuổi 13 – 14 sau đó lại tăng lên ở lứa tuổi trưởng thành 20 – 30.

Do tác động của quá trình phát triển cơ thể, sức bền động lực phát triển với nhịp điệu không đồng đều. Sức bền ưa khí phát triển mạnh ở lứa tuổi 15 – 19, trong khi đó sức bền yếm khí phát triển mạnh ở lưas tuổi 10 – 14. khả năng định hướn trong không gian (yếu tố đặc trưng của khéo léo) đạt được mức độ như người trưởng thành ở lứa tuổi 16 – 17.

Trong huấn luyện thể thao thanh thiếu niên cần phải đặc biệt lưu ý đến sự phù hợp giữa lượng vận động tập luyện và thi đấu với mức độ phát triển tâm – sinh lý của các em. Lượng vận động cực đại không đảm bảo phát triển các phản ứng thích nghi cần thiết cho sự phát triển trình độ thể thao. Ngược lại, lượng vận động quá sức có thể làm cạn kiệt khả năng dự trữ của cơ thể, dẫn đến những hiện tượng rối loạn bệnh lý.

Giai đoạn thích nghi với lượng vận động và trạng thái ổn định của thanh, thiếu niên nhanh hơn và ngắn hơn so với người lớn. Tuy nhiên, các cầu thủ trẻ cần phải được khởi động đủ và kỹ để đề phòng chấn thương đảm bảo phát huy hết nguồn dự trữ chức năng.

Quá trình mệt mỏi của các vận động viên thanh, thiếu niên cũng phụ thuộc vào đặc điểm lứa tuổi và được thể hiện ở 2 mặt :

Thứ nhất : Trong giai đoạn mệt mỏi, khả năng vận động chung cũng như những chỉ số riêng như tần số động tác, sức mạnh, độ chuẩn xác… giảm rõ rệt hơn so với người lớn.

Thứ hai : Mệt mỏi ở thành, thiếu niên xuất hiện ngay cả khi môi trường bên trong của cơ thể mới chỉ có những biểu hiện tương đối nhỏ.

Quá trình hồi phục (khả năng vận động, các chức năng tâm, sinh lý và dinh dưỡng…) xảy ra nhanh hơn so với người lớn. Nhưng sau các bài tập phát triển sức bền, các cầu thủ trẻ, ngược lại lại hồi phục chậm hơn so với người lớn. Điều này thể hiện đặc biệt rõ sau các bài tập lặp lại tăng dần công suất hoặc rút ngắn thời gian nghỉ giữa quãng.

Tóm lại, đặc điểm chức năng của các hệ thống trong cơ thể của các cầu thủ thanh niên gần giống với người trưởng thành. Các chức năng thực vật được hoàn thiện nên có thể đảm bảo cho cơ thể vận động được tốt, sức bền tăng lên, sự phối hợp động tác cũng đạt được mức cao.

IV.  YÊU CẦU, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ TRẺ (11 – 18 TUỔI) :

1. Yêu cầu và nhiệm vụ của chương trình :

1.1. Yêu cầu và nhiệm vụ đối với lứa tuổi 11 – 12 :

  • Huấn luyện kỹ – chiến thuật bóng đá :

– Tổ chức tập luyện thích hợp để cầu thủ thực hiện đúng các yếu lĩnh kỹ thuật cơ bản. Từng bước nâng cao năng lực sử dụng các kỹ thuật cơ bản (ở sân thi đấu nhỏ). Chú trọng tập luyện đều hai chân.

– Nắm vững và thực hiện đúng yêu cầu về cách chơi tấn công và phòng thủ của bóng đá (thông qua hình thức phối hợp nhóm 2, 3 người). Từng bước nâng cao khả năng ứng dụng (trên sân nhỏ).

– Phát triển cảm giác bóng làm cơ sở tiếp thu tốt các kỹ thuật cơ bản.

  • Huấn luyện thể lực :

– Huấn luyện thể lực toàn diện, đặt nền móng cho sự phát triển có định hướng các tố chất thể lực.

– Trọng tâm : Phát triển các chức năng của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp làm cơ sở tốt cho việc phát triển các tố chất thể lực chuyên môn về sau.

– Phát triển thể lực toàn diện, trong đó chú trọng phát triển các tố chất về khéo léo – linh hoạt, mềm dẻo.

  • Bồi dưỡng về tâm lý – nhân cách :

– Bồi dưỡng ý chí, nghị lực vượt khó, tính kỷ luật (bằng giáo dục, bằng các hình thức bài tập có độ khó, độ phức tạp đặc trưng).

Bồi dưỡng về tinh thần tập thể, lòng yêu thích bóng đá đúng đắn, tinh thần thi đấu cao thượng thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể, chỉ dẫn trên sân tập…

  • Bồi dưỡng về lý luận :

– Hiểu biết một số nét cơ bản về sự phát triển của bóng đá thế giới và bóng đá Việt Nam.

– Những gương tốt về tập luyện, thi đấu của các cầu thủ nổi tiếng.

1.2. Yêu cầu và nhiệm vụ đối với lứa tuổi 13 – 14 :

  • Huấn luyện kỹ – chiến thuật bóng đá :

– Thực hiện tốt các kỹ thuật cơ bản trong các điều kiện khó như : di chuyển tốc độ, có đối phương cản trở (va chạm).

– Trên cơ sở thực hiện tốt các kỹ thuật cơ bản, nâng cao năng lực sử dụng các kỹ thuật  vào thi đấu (có yếu tố tâm lý : áp lực khán giả)…

– Nâng cao khả năng phối hợp tấn công, phối hợp phòng thủ theo nhóm, theo vị trí thi đấu (hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo).

– Nâng cao hiệu quả thi đấu theo các vị trí chiến thuật (cầu thủ được “thử sức” ở các vị trí khác nhau để chọn vị trí thích hợp).

  • Huấn luyện thể lực :

– Tiếp tục phát triển các tố chất thể lực theo hướng toàn diện. Chú trọng phát triển về các tố chất khéo léo, sức nhanh và sức bền (chưa có nợ dưỡng cao).

– Tăng khối lượng vận động, từng bước nâng dần cường độ bài tập.

– Sử dụng nhiều bài tập phát triển về nhanh, khéo léo làm cơ sở để hoàn thiện kỹ thuật ứng dụng.

  • Bồi dưỡng tâm lý – nhân cách :

– Bồi dưỡng các phẩm chất quan trọng đối với hoạt động bóng đá : ý chí, lòng tự tin (không sợ đối thủ), tính kiên nhẫn, tính tập thể, tính kỷ luật.

(Sử dụng nhiều hình thức như : giao thêm bài tập, tự tập luyện,……)

– Duy trì tốt sinh hoạt tập thể; tăng cường giao lưu văn hoá – xã hội; thưởng thức nghệ thuật, tìm hiểu các môn thể thao khác……

  • Bồi dưỡng lý luận :

– Hiểu biết về luật bóng đá.

– Về lịch sử phát triển bóng đá.

– Về vệ sinh tập luyện, thi đấu.

1.3. Yêu cầu và nghiên cứu đối với lứa tuổi 15 – 16 :

Chuyên môn hoá các hoạt động của bóng đá trên các mặt : thể lực, kỹ – chiến thuật.

  • Huấn luyện kỹ – chiến thuật :

– Từng bước hoàn thiện kỹ thuật theo đặc điểm cá nhân và theo vị trí thi đấu của cầu thủ.

– Từng bước hoàn thiận chiến thuật cá nhân theo vị trí thi đấu của cầu thủ trên cơ sở nâng cao khả năng phối hợp tập thể. Đi sâu vào chiến thuật nhóm theo các tuyến chơi (hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo) và phối hợp giữa các tuyến.

  • Huấn luyện thể lực :

– Phát triển sức bền nợ dưỡng (Anaerobic), sức mạnh tốc độ, sức mạnh động lực (các hoạt động về bật, nhẩy).

– Sử dụng nhiều các hình thức bài tập phối hợp kỹ – chiến thuật để phát triển thể lực chuyên môn. Thực hiện chương trình tập luyện theo chu kỳ huấn luyện năm để đáp ứng nhiệm vụ thi đấu các giải bóng đá sân lớn.

  • Bồi đưỡng tâm lý – tư cách cầu thủ :

– Tiếp tục giáo dục – bồi dưỡng các phẩm chất : ý chí, tính tập thể, lòng tự tin, tính kỷ luật, tính kiên trì, tính sáng tạo, tự lập.

– Nâng cao trạng thái sung sức thể thao về tinh thần chuẩn bị cho các trận đấu.

– Giáo dục tâm lý thi đấu (ở những điều kiện khác nhau : thắng trận, thua trận).

– Giáo dục lối sống thể thao lành mạnh.

  • Bồi dưỡng về lý luận :

– Tiếp tục những nội dung năm trước.

– Bước đầu tìm hiểu về bóng đá chuyên nghiệp.

1.4. Yêu cầu và nhiệm vụ đối với lứa tuổi 17 – 18 :

Nâng cao yêu cầu chuyên môn hoá theo đặc điểm cá nhân và theo vị trí thi đấu. Khả năng tự nâng cao trình độ của cầu thủ.

  • Huấn luyện kỹ – chiến thuật :

– Hoàn thiện trình độ kỹ thuật cá nhân đáp ứng yêu cầu vị trí thi đấu của cầu thủ.

– Tiếp tục hoàn thiện trình độ chiến thuật cá nhân, trình độ chiến thuật tập thể (trọng tâm là phối hợp nhóm) đáp ứng yêu cầu hoạt động chiến thuật đội.

– Nắm vững cách chơi cơ bản của các đội hình 4-4-2 và 5-3-2. Tích luỹ kinh nghiệm thi đấu.

  • Huấn luyện thể lực :

– Nâng cao thể lực cho cầu thủ, lấy trọng tâm là phát triển sức mạnh tốc độ và sức bền tốc độ.

– Huấn luyện theo chu kỳ tuần để đáp ứng yêu cầu thi đấu các giải trẻ.

  • Bồi dưỡng năng lực tinh thần :

– Tiếp tục bồi dưỡng các phẩm chất tâm lý cho cầu thủ.

– Nâng cao năng lực tâm lý thi đấu cho cầu thủ; tinh thần thi đấu Fair play.

  • Lối sống thể thao chuyên nghiệp lành mạnh.
  • Bồi dưỡng về lý luận :

– Hiểu biết sâu về luật bóng đá, các điều lệ thi đấu.

– Nắm những nét cơ bản của bóng đá chuyên nghiệp (và bóng đá nghiệp dư).

2. Nội dung của chương trình :

2.1. Nội dung huấn luyện kỹ thuật bóng đá :

Những kỹ thuật cơ bản cần được tập luyện đầy đủ ở lứa tuổi 11 – 19 là các kỹ thuật đá bóng, các kỹ thuật nhận bóng, các kỹ thuật đánh đầu, các kỹ thuật dẫn bóng, các kỹ thuật động tác giả và các kỹ thuật tranh cướp bóng.

 2.1.1. Lứa tuổi 11 – 12 :

· Các kỹ thuật đá bóng :

– Tập các kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân và lòng bàn chân. Thực hiện với bóng đặt tại chỗ, sau đó với bóng lăn về trước, và với bóng lăn từ phía đối diện tới.

– Tập các kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân và mu ngoài bàn chân. Thực hiện với bóng thả rơi xuống, bóng lăn nảy, sau đó là với bóng đặt tại chỗ (sửa lỗi sai sót kỹ thuật).

– Trọng tâm : Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân và mu giữa bàn chân. Phối hợp tập với các kỹ thuật khác trong di động. Chú ý : tập đều cả hai chân.

       · Các kỹ thuật nhận bóng (dừng bóng) :

– Tập các kỹ thuật nhận bóng bằng bàn chân (lòng bàn chân, mu bàn chân, cạnh bàn chân và gan bàn chân) với các đường bóng đến từ phía trước, phía bên; với bóng lăn sệt, bóng bổng, bóng lăn nảy và bóng lật nảy.

– Tập kỹ thuật nhận bóng đùi với các đường bóng đến từ phía trước; bóng nảy hoặc có độ cao trung bình.

– Trọng tâm : Nhận bóng bằng các phần của bàn chân. Dừng bóng trên không và trên đất. Phối hợp tập với các kỹ thuật khác trong di động; tập chiến thuật, thi đấu.

· Các kỹ thuật đánh đầu :

– Tập kỹ thuật đánh đầu trán giữa tại chỗ, và bật nhảy bằng hai chân đánh đầu trên không; với các đường bóng đế từ phía trước và phía bên.

– Tập kỹ thuật đánh đầu trán bên với một số bước di động, và với đường bóng đến chính diện.

– Trọng tâm : Đánh đầu trán giữa, đường bóng đi mạnh, xa.

· Các kỹ thuật dẫn bóng :

– Tập các kỹ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bằng chân, mu trong bàn chân, và mu ngoài bàn chân, với đường bóng đi thẳng, và đổi hướng.

– Trọng tâm : Dẫn bóng qua cọc, qua đồng đội với tốc độ trung bình. Phối hợp dẫn bóng với động tác giả thân.

· Các kỹ thuật động tác giả :

– Tập các kỹ thuật “đảo thân”  không có bóng trong hoạt động chạy biến đổi tốc độ, biến đổi hướng.

– Tập các kỹ thuật động tác giả trong dẫn bóng :

  + “Đảo thân” một hướng, kéo bóng sang hướng khác.

+ “Bước chéo qua bóng”; dẫn bóng đi thẳng, hoặc gạt bóng sang bên, đổi hướng dẫn bóng.

+ “Vờ vung chân lăng đá bóng”, đẩy bóng đi tiếp.

+ “Dật bóng trở lại” – đổi hướng dẫn bóng (trong khi đang dẫn bóng thẳng).

– Trọng tâm : Động tác giả đảo thân có bóng và không có bóng.

     · Các kỹ thuật tranh cướp bóng :

– Tập kỹ thuật tranh cướp bóng cơ bản : “kỹ thuật dập bóng” (với đối phương có bóng ở trước mặt).

– Tập kỹ thuật “hích vai”, dùng sức mạnh thân trong tranh cướp bóng (với đối phương ở phía bên).

(chú ý : hướng dẫn những quy định của luật bóng đá có liên quan tới kỹ thuật “hích vai”).

– Trọng tâm : Kỹ thuật “dập bóng”.

   · Kỹ thuật tâng bóng :

Thực hiện ở phần khởi động, phần hồi tĩnh, hoặc giữa các bài tập của phần chính buổi tập.

  2.1.2.  Lứa tuổi 13 – 14 :

· Các kỹ thuật đá bóng :

– Nâng cao khả năng thực hiện các kỹ thuật đá bóng đã tập ở các năm trước, với các điều kiện thực hiện khó hơn.

– Tập các kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân và mu ngoài bàn chân, chủ yếu với các bài tập chiến thuật tấn công cầu môn.

– Tập các kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, mu trong bàn chân, chủ yếu trong các bài tập phối hợp kỹ – chiến thuật. Cần đặt yêu cầu cụ thể về độ chính xác và độ xa của đường bóng.

– Trọng tâm : Sửa lỗi sai sót kỹ thuật.

· Các kỹ thuật nhận bóng (dừng bóng) :

– Nâng cao khả năng thực hiện các kỹ thuật đã tập trong các điều kiện di chuyển nhanh với các đường bóng mạnh, đến từ nhiều hướng khác nhau.

– Tập các kỹ thuật nhận bóng bằng ngực,  nhận bóng bằng đầu, bằng gót chân; với các đường bóng có độ mạnh vừa phải.

– Thực hiện các kỹ thuật nhận bóng trong di động : xoay người đổi hướng, chạy vị trí. Nhận bóng với các hoạt động động tác giả, chuyền hoặc sút cầu môn.

– Thực hiện các kỹ thuật nhận bóng với yêu cầu : lựa chọn kỹ thuật phù hợp với yêu cầu tiếp theo của bài tập phối hợp, hoặc bài tập chiến thuật.

· Các kỹ thuật đánh đầu :

– Tập luyện nâng cao khả năng thực hiện các kỹ thuật đã tập ở các năm trước với các điều kiện thực hiện khó hơn : đường bóng mạnh, từ các hướng khác nhau.

– Tập các kỹ thuật đánh đầu trên không có chạy đà, bật nhảy bằng hai chân và một chân (đánh đầu trán giữa và trán bên). Đặt yêu cầu cụ thể về độ mạnh, độ chính xác của đường bóng.

– Trọng tâm : Khả năng phán đoán đúng điểm bóng rơi, và thời điểm “bật nhảy chiếm không gian”.

– Thực hiện lựa chọn kỹ thuật đánh đầu phù hợp với yêu cầu của bài tập phối hợp, bài tập chiến thuật.

· Các kỹ thuật dẫn bóng :

– Nâng cao khả năng thực hiện kỹ thuật dẫn bóng theo hướng tăng tốc độ chạy, và có đối phương gây cản trơ.

– Tập kỹ thuật dẫn bóng khó : dẫn bóng trên không (dẫn bóng bằng tâng bóng).

– Trọng tâm : Dẫn bóng kết hợp động tác giả qua người. Dẫn bóng kết thúc bằng chuyền bóng, hoặc sút cầu môn.

· Các kỹ thuật động tác giả :

– Tiếp tục hoàn thiện các kỹ thuật động tác giả đã tập ở các năm trước.

– Thực hiện các kỹ thuật động tác giả trong bài tập phối hợp có đối kháng.

– Trọng tâm : Động tác giả khi nhận bóng, khi sút cầu môn, khi chuyền bóng phối hợp.

– Cá nhân tự nâng cao khả năng thực hiện kỹ thuật động tác giả theo khả năng của mình.

· Các kỹ thuật tranh cướp bóng :

– Nâng cao khả năng thực hiệ các kỹ thuật tranh cướp bóng đã tập năm trước. Chú trọng sửa chữa sai sót kỹ thuật.

– Tập kỹ thuật  tranh cướp bóng : “vượt lên cắt bóng” và kỹ thuật “xoạc bóng”.

(Chú ý : Giới thiệu, hướng dẫn những quy định của luật bóng đá có liên quan tới kỹ thuật “xoạc bóng”).

– Trọng tâm : Kỹ thuật “xoạc bóng”

2.1.3. Lứa tuổi 17 – 18 :

· Các kỹ thuật đá bóng :

– Tập luyện các kỹ thuật đá bóng theo bài tập phối hợp kỹ thuật, thực hiện trong các điều kiện sân bãi khác nhau.

– Nâng cao khả năng thực hiện các kỹ thuật đá bóng theo vị trí thi đấu.

– Cá nhân tự hoàn thiện kỹ thuật theo đặc điểm riêng và vị trí thi đấu.

– Trọng tâm : Thực hiện chính xác các kỹ thuật theo yêu cầu bài kiểm tra.

· Các kỹ thuật nhận bóng (dừng bóng) :

– Hoàn thiện khả năng nhận bóng hợp lý trong các bài tập phối hợp chiến thuật và trong thi đấu theo đặc điểm cá nhân và vị trí thi đấu. Trong đó chú trọng các kỹ thuật nhận bóng kết hợp động tác giả với hiệu quả cao khi thực hiện các hoạt động tiếp theo (như : nhận bóng để vượt qua đối phương, để chuyền bóng, để sút cầu môn…).

– Trọng tâm : Nâng cao khả năng tự hoàn thiện kỹ thuật theo đặc điểm riêng và vị trí thi đấu.

· Các kỹ thuật đánh đầu :

– Tập luyện nâng cao khả năng thực hiện kỹ thuật đánh đầu chính xác và có lực trong tập luyện và trong thi đấu. 

– Trọng tâm : Năng lực tự hoàn thiện kỹ thuật theo đặc điểm cá nhân và vị trí thi đấu. Chú trọng khả năng phán đoán đúng thời điểm bật nhẩy chiếm độ cao trong đánh đầu bóng cao.

· Các kỹ thuật dẫn bóng :

– Hoàn thiện khả năng thực hiện các kỹ thuật dẫn bóng trong các bài tập phối hợp chiến thuật và trong thi đấu.

– Trọng tâm : Năng lực tự hoàn thiện theo đặc điểm cá nhân và vị trí chiến thuật.

– Nâng cao năng lực sử dụng kỹ thuật dẫn bóng (có hiệu quả) trong tư duy chiến thuật.

· Các kỹ thuật động tác giả :

– Trọng tâm : Nâng cao năng lực tự hoàn thiện các kỹ thuật động tác giả theo đặc điểm cá nhân, và theo vị trí thi đấu.

– Sử dụng kỹ thuật động tác giả có hiệu quả trong các bài tập phối hợp kỹ thuật và chiến thuật, cũng như trong thi đấu.

· Các kỹ thuật tranh cướp bóng :

– Nâng cao hiệu quả sử dụng các kỹ thuật tranh cướp bóng, trong điều kiện tranh chấp bóng trên mặt đất và trên không.

– Trọng tâm : Tự hoàn thiện kỹ thuật theo đặc điểm cá nhân, và theo vị trí thi đấu.

· Kỹ thuật tâng bóng :

Tập theo yêu cầu kiểm tra. Tập tâng bóng chiến thuật (từ chuyền bóng).

2.2.  Nội dung huấn luyện chiến thuật bóng đá :

Nội dung trang bị cho cầu thủ trẻ (lứa tuổi 11 – 18) về chiến thuật bóng đá bao gồm : các hoạt động tấn công và các hoạt động phòng thủ của cá nhân và tập thể.

 2.2.1. Lứa tuổi 11 – 12 :

· Chiến thuật tấn công :

– Tập các nội dung chiến thuật tấn công cá nhân như : chiến thuật dẫn bóng và động tác giả – lừa bóng qua người, chiến thuật tấn công cầu môn (sút và đánh đầu vào cầu môn).

– Sử dụng các dạng bài tập tấn công cầu môn.

– Cơ sở của chiến thuật tấn công tập thể : tập các nội dung tấn công nhóm với hoạt động phối hợp chuyền bóng và chạy chỗ trống.

– Sử dụng các dạng bài tập : 2 chống 1, 3 chống 2…

· Chiến thuật phòng thủ :

– Tập các nội dung chiến thuật phòng thủ cá nhân như : chạy vị trí hỗ trợ (hoạt động “bọc lót” hỗ trợ đồng đội tranh cướp bóng); chiến thuật tranh cướp bóng với yêu cầu dùng sức mạnh va chạm.

– Tập phòng thủ cá nhân chống lại đối phương dẫn bóng : chiếm vị trí thuận lợi giữa cầu môn nhà và đối phương (làm chậm, “ép” đối phương ra biên.

– Tập các hoạt động về chiến thuật phòng thủ kèm người.

– Phòng thủ của hàng tấn công khi mất bóng.

          2.2.2. Lứa tuổi 13 – 14 :

· Chiến thuật tấn công :

– Tập luyện nâng cao khả năng thực hiện các bài tập chiến thuật tấn công cá nhân của năm trước.

– Nâng cao khả năng thực hiện chiến thuật tấn công nhóm 2, 3 người.

– Trọng tâm : Hoạt động chuyền bóng – nhận bóng chiến thuật (di chyển chuyền bóng bắt buộc, chạy vị trí để nhận bóng thuận lợi).

– Hoạt động chạy đổi vị trí (đơn giản) giữa các hàng tiền đạo, tiền vệ, và hậu vệ.

– Làm quen với chiến thuật tấn công phía biên, và tấn công trung lộ.

– Làm quen với một số hình thức tấn công cố định (đá phạt góc, đá phạt gần cầu môn, đá 11m…).

· Chiến thuật phòng thủ :

– Nâng cao khả năng thực hiện các bài tập đã thực hiện ở các năm trước (khả năng phán đoán khi thực hiện tranh cướp bóng, và chạy chỗ “bọc lót”)..

– Trọng tâm : Nâng cao khả năng thực hiện các bài tập phòng thủ nhóm 3 chống 2, 2 chống 1, 2 chống 2, và 3 chống 3.

– Tập phòng thủ kèm khu vực, phòng thủ hỗ hợp (sử dụng các dạng bài tập một cầu môn, bài tập thi đấu 6 chống 6…).

– Phòng thủ chống lại tấn công biên, tấn công trung lộ.

– Phòng thủ chống lại tấn công cố định (đá phạt góc, đá phạt gần…).

– Tập phối hợp phòng thủ giữa cá tuyến hậu vệ – tiền vệ.

– Chiến thuật phòng thủ phản công khi cướp lại được bóng (hành động đánh lừa của cầu thủ phòng thủ khi giành được bóng – hành động di chuyển của các cầu thủ không có bóng để tạo thế phản công nhanh.

 2.2.3. Lứa tuổi 15 – 16 :

· Chiến thuật tấn công :

– Tập luyện nâng cao khả năng thực hiện các bài tập về tấn công đã thực hiện ở các  năm trước (yêu cầu : trên sân lớn, có đối phương ngăn cản tích cực).

– Trọng tâm : Phối hợp tấn công giữa các vị trí trên sân trong tấn công biên, trung lộ và phản công nhanh.

– Tập tấn công chống “bẫy việt vị”.

– Tập phối hợp tấn công chống lại phòng thủ kèm người và kèm khu vực.

– Trang bị lý thuyết về tấn công (nguyên tắc tấn công nhanh, nguyên tắc tấn công trận địa).

· Chiến thuật phòng thủ :

– Tập luyện nâng cao hiệu quả thực hiện các bài tập chiến thuật phòng thủ đã tập luyện năm trước.

– Trọng tâm : Phòng thủ 4 hậu vệ và 3 hậu vệ với hàng tiền bệ phối hợp; phòng thủ “bẫy việt vị”.

– Phòng thủ của hàng tiền đạo (khi đội nhà bị tấn công, khi bị mất bóng trong trường hợp đang tấn công).

– Phòng thủ trong các đội hình thi đấu 4-4-2 và 5-3-2.

– Lý thuyết về “phòng thủ 4 hậu vệ”, “phòng thủ 5 hậu vệ”, về “bẫy việt vị”.              

 2.2.4. Lứa tuổi 17 – 18 :

· Chiến thuật tấn công :

– Hoàn thiện những nội dung đã tập ở các năm trước. Chú trọng năng lực thực hiện tấn công cá nhân trong các bài tập phối hợp chiến thuật tấn công cầu môn.

– Trọng tâm : Năng lực tự nâng cao khả năng tấn công theo đặc điểm cá nhân và theo vị trí thi đấu. Chú trọng khả năng chơi tấn công nhanh một chạm, và khả năng ghi bàn.

– Tập thay đổi nhịp điệu tấn công, và chuyển khu vực tấn công.

(khả năng chuyền – dẫn bóng khống chế làm chậm nhịp độ trận đấu để bất ngờ tấn công nhanh; khả năng di chuyển và chuyền bóng xa, chính xác chuyển cánh tấn công).

– Trang bị lý thuyết về chiến thuật tấn công.

· Chiến thuật phòng thủ :

– Tập luyện để hoàn thiện những nội đung đã thực hiện ở các năm trước. Chú trọng năng lực cá nhân trong tập phối hợp chiến thuật phòng thủ.

– Trọng tâm : Từng cá nhân tự nâng cao khả năng phòng thủ theo đặc điểm cá nhân, và theo vị trí thi đấu. Chú trọng khả năng phán đoán đối với đường bóng cao và thời điểm dùng sức mạnh trong tranh cướp bóng.

– Những giải pháp chính khi phòng thủ chống lại tấn công nhanh, tấn công trận địa.

  • Trang bị lý thuyết về chiến thuật phòng thủ.

2.3. Nội dung huấn luyện phát triển thể lực :

Những nội dung tập luyện phát triển thể lực trong chương trình huấn luyện bóng đá trẻ ( lứa tuổi 11 – 19) bao gồm : phát triển về sức mạnh, sức bền, sức nhanh, khả năng khéo léo – linh hoạt.           

2.3.1. Lứa tuổi 11 – 12 :

· Phát triển khả năng khéo léo – linh hoạt, mềm dẻo :

– Các bài tập về nhào lộn … trên thảm. Các bài tập thể dục tẹ do (TĐT) không có hoặc có dụng cụ cầm tây. Các trò chơi không hoặc có bóng, có dụng cụ khác.

– Các bài tập trò chơi – thi đấu vượt chướng ngại vật (vượt qua, chui qua, vòng qua…).

– Các bài tập phát triển cảm giác bóng (tập một, hai, ba người với các hình thức ném, lăn, đập dẫn bóng…).

– Các bài tập phát triển về mềm dẻo – linh hoạt khớp (với các động tác xoạc, gập thân sâu, lăng chân…).

– Các bài tập căng tính (tập Stretching).

· Phát triển sức mạnh :

– Các bài tập về leo trèo (thang gióng, dây leo…).

– Các bài tập về ném – đẩy vật nặng (bóng nặng, bao cát…).

– Các bài tập TDTT với dụng cụ tay như : tạ tay, bao cát, ghế băng…

– Các loại bài tập thi đấu cá nhân, nhóm, đội về mang vác. Các trò chơi vui nhộn (“đẩy xe cút kít”, “con nhện” đuổi bắt. “chọi gà”, “cưỡi ngựa” đuổi bắt… ).

– Sử dụng các bài tập sức mạnh trên xà đơnm xà kép, vòng treo, thang gióng…).

· Phát triển sức nhanh :

– Tập các kỹ thuật chạy cơ bản của điền kinh (về bước chạy, tần cố bước…).

– Tập các hình thức chạy bổ trợ (chạy nâng cao đùi, cao gót, chạy bước chéo chân, chạy nghiêng…).

– Thi chạy theo nhóm ở các cự ly 30m, 40m, 50m.

– Các trò chơi, thi đấu về lựa chọn hành động 9thí dụ : trò chơi “người thừa thứ ba”, “ném bóng tiêu hao”…).

· Phát triển sức bền :

– Các hình thức chạy thẳng đều (chạy việt dã cự ly ngắn 1km – 2km).

– Các bài tập xen kẽ giữa chạy đều và TĐT kéo dài.

– Thi đấu bóng đá với luật đơn giản 9thí dụ : thi đấu luân phiên 3, 4 đội, với số lượng 5, 6 người/đội; thời gian 20’ – 20’ thay một đội…).

– Sử dụng một số môn thể thao bổ trợ như bơi, bóng ném…   

 2.3.2. Lứa tuổi 13 – 14 :

· Phát triển khả năng khéo léo – linh hoạt, mềm dẻo :

– Sử dụng những bài tập của năm trước, nhưng nâng cao yêu cầu (về độ khó, độ phức tạp, độ nhanh…).

– Sử dụng các môn thể thao bổ trợ như : các kiểu nhảy ở nước; đá bóng tennis, bóng bàn…

– Tăng khả năng khéo léo chuyên môn, cảm giác bóng bằng các bài tập với bóng (trò chơi, thi đấu).

– Thi đấu bóng đá kỹ thuật (tâng – chuyền bóng qua lưới ở sân cầu lông, sân bóng chuyền, sân quần vợt).

· Phát triển sức mạnh :

– Sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh của năm trước, với yêu cầu cao hơ (về trọng lượng, cường độ bài tập).

– Sử dụng tạ gánh có giới hạn trọng bật nhảy, chạy, (chú ý có các bài tập thả lỏng thích hợp).

– Sử dụng các hình thức chạy vượt dốc, chạy bậc thang.

– Tập bổ trợ các môn võ – vật (với luật đơn giản).

– Tăng cường các bài tập trò chơi, thi đấu đối kháng, dùng sức.

· Phát triển sức nhanh, tốc độ  :

– Nâng cao yêu cầu khi sử dụng các bài tập của năm trước.

– Hoàn thiện các kỹ thuật chạy, kỹ thuật xuất phát nhanh.

– Chạy bổ trợ tăng tốc độ (kiểu điền kinh) các cự ly 10m – 60m.

– Chạy dẫn bóng nhanh (ít lần chạm bóng).

– Các hình thức thi đấu dẫn bóng (bằng tay, bằng chân).

– Phát triển khả năng nhanh trong lựa chọn hành động; thí dụ :

  + Thi đấu bóng đá với 1,2 chạm.

  + Tập kỹ thuật bóng đá trong di chuyển nhanh.

· Phát triển sức bền :

– Sử dụng những bài tập năm trước với yêu cầu cao hơn.

– Sử dụng các dạng bài tập liên hoàn : chạy (các loại) + TDTD + bật nhẩy (các loại) + ném đẩy…… với yêu cầu thời gian kéo dài (tăg số lần lặp lại).

– Tập phát triển sức bền cơ sở, có thời gian 10’ – 15’ (lặp lại) với các hình thức : chạy, bơi hoặc đạp xe…       

2.3.3. Lứa tuổi 15 – 16 :

· Phát triển sức nhanh, tốc độ  :

– Sử dụng các nội dung tập của năm trước với yêu cầu cao hơn.

– Chú trọng các nội dung bài tập về :

+ Chạy tăng tốc ở các cự ly 30m – 60m.

+ Các bài tập thi đấu về nhanh tốc độ thẳng, biến tốc…

+ Các trò chơi về phát triển tốc độ (như chạy đuổi bắt, chạy tiếp sức…).

+ Sử dụng nhiều bài tập kỹ thuật bóng đá trong yêu cầu phát triển tốc độ.

Phát triển khả năng nhanh về lựa chọn hành động, tìm vị trí.

– Sử dụng các hình thức tập luyện như : thi đấu  giới hạn 1, 2 chạm…

– Tập các bài tập về kỹ – chiến thuật có yêu cầu về lựa chọn nhanh các giải pháp.

– Các trò chơi với bóng co syêu cầu lựa chọn nhanh các giải pháp hành động (thí dụ trò chơi “ném bóng tiêu hao”, “bóng chuyền tay tính điểm”…).

– Sử dụng các nội dung tập của năm trước với yêu cầu tăng độ khó, độ phức tạp, mức độ nhanh thực hiện của bài tập.

· Phát triển sức mạnh :

–  Sử dụng các bài tập với tạ tay, bóng nặng, dây cao su…

–  Phối hợp các dạng bài tập có dụng cụ tay, với các hình thức bật nhẩy, nhẩy.

–  Các bài tập đối kháng (trò chơi, thi đấu).

–  Các bài tập mang vác đồng đội. Tậo trên thang gióng.

–  Các bài tập trên dụng cụ thể dục (như vòng treo, xà đơn, xà kép…).

–  Các bài tập về sức mạnh động lực (về nhảy, bật cao, xa…).

–  Các hình thức chạy đồi dốc, bậc thang.

–  Sử dụng liên hợp các nội dung trên.

– Tập sức mạnh bằng các bài tập kỹ – chiến thuật bóng đá (sút bóng, ném biên, đánh đầu…).

  • Sử dụng các bài tập tạ gánh (có khối lượng tăng dẫn)

· Phát triển khả năng khéo léo – linh hoạt :

– Sử dụng các nội dung đã tập ở các năm trước để xây dựng lại các bài tập mới có yêu cầu cao hơn.

Để phát triển khả năng khéo léo chuyên môn cần chú trọng :

–  Sử dụng nhiều loại bài tập với bóng (các dạng biến đổi).

–  Sử dụng các bài tập kỹ thuật bóng đá (tâng bóng, dẫn bóng và động tác giả…).

–  Các hình thức trò chơi thi đấu với bóng.

  • Các bài tập về căng tĩnh (Stretching), các bài tập đòi hỏi mở rộng biên độ khớp (gập sâu, lăng chân, xoạc…).

· Phát triển sức bền :

Phát triển sức bền cơ bản :

– Phối hợp các bài tập về chạy, TDTD… của các năm trước để xây dựng thành dạng bài tập mới thích hợp (tăng về khối lượng, thời gian…).

– Sử dụng các môn thể thao bổ trợ với thời gian dài (luật đơn gian); các bài tập chạy 13’ – 15’ để phát triển sức bền ưa khí.

– Sử dụng các bài tập chạy lặp lại nhiều lần cự ly 200m, 400m.

  Phát triển sức bền chuyên môn :

– Tăng cường sử dụng các bài tập kỹ thuật với bóng.

– Thi đấu bóng đá với yêu cầu chạy nhiều (giảm số người, kéo dài thời gian…).

– Các hình thức thi dẫn bóng (lặp lại nhiều lần trên một cự lt, hoặc trên nhiều cự ly).

– Các bài tập sức bền tốc độ cự ly 30m – 40m (số lần lặp lại : 10, 15…).

– Các loại bài tập chạy biến tốc (theo tính chất hoạt động của bóng đá).

  2.3.4. Lứa tuổi 17 – 18 :

· Phát triển về sức mạnh :

Tiếp tục sử dụng các nội dung tập sức mạnh của năm trước, nhưng tăng cường lượng vận động theo cách :

– Tăng về số lần lặp lại của bài tập.

– Tăng về trọng lượng của dụng cụ tập.

– Tăng về độ cao, độ xa ở các bài tập về bật nhẩy.

– Tăng về số lần thực hiện trong một đơn vị thời gian.

Các bài tập phát triển sức mạnh, cần đặc biệt chú trọng về sức mạnh động lực.

Ở lứa tuổi 17 – 19, cầu thủ có thể sử dụng các bài tập sức mạnh bằng hoặc xấp xỉ bằng các bài tập của vận động viên đã trưởng thành.

· Phát triển sức bền :

  Phát triển sức bền cơ bản :

– Sử dụng các bài tập chạy liên tục trong 25’ – 30’ (hoặc các bài tập phối hợp giữa chạy và các hoạt động khác liên tục).

– Sử dụng các môn thể thao bổ trợ có lượng vận động, cường độ lớn như các môn bơi lội, bóng rổ, bóng ném.

– Tăng cường tập về phát triển “ sức bền dung tích sống” (với hình thức hoạt động liên tục 15’ – 20’ cường độ tương đối cao).

– Chạy lặp lại nhiều lần tốc độ lớn ở cự ly 200m – 300m, 400m hoặc 50m, 100m với cường hộ cao hơn. Thời gian nghỉ giữa quãng 20” – 25”.

  Phát triển sức bền chuyên môn :

– Sử dụng những nội dung tập của năm trước, xây dựng thành dạng bài tập có yêu cầu cao hơn (về cường độ, cự ly, thời gian).

– Các bài tập kỹ – chiến thuật theo yêu cầu phát triển sức bền

– Thi đấu bóng đá (với thời gian kéo dài, hoặc với số người ít hơn).

– Thi đấu bóng đá theo hình thức luân phiên kéo dài (có 3, 4 đội nhỏ luân phiên thay đổi trong một sân đấu).

· Phát triển về sức nhanh :

Phát triển sức nhanh, tốc độ thẳng ;

– Sử dụng các bài tập của năm trước với yêu cầu cao hơn đáp ứng lứa tuổi 17 – 19.

– Chú trọng tập xuất phát nhanh ( trong các điều kiện khác nhau).

Phát triển  khả năng nhanh lựa chọn hành động

– Sử dụng các bài tập của năm trước, nâng cao yêu cầu về độ khó, độ nhanh lựa chọn hành động.

  • Sử dụng các kỹ thuật bóng đá trong bài tập phối hợp chiến thuật đòi hỏi lựa chọn giải pháp tình huống nhanh.

· Phát triển khả năng khéo léo – linh hoạt :

– Tiếp tục sử dụng các bài tập của năm trước với yêu cầu nâng cao, hoặc phối hợp lại thành dạng bài tập mới nhằm tăng độ khó, độ phức tạp, độ nhanh…

– Chú trọng sử dụng các nội dung kỹ – chiến thuật để phát triển khéo léo chuyên môn.

– Tăng cường thi đấu kỹ thuật bóng đá.

2.4. Nội dung huấn luyện thủ môn :

Công việc huấn luyện thủ môn được tiến hành theo hai hình thức : huấn luyện chung với các cầu thủ của toàn đội và huấn luyện riêng rẽ (tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng nội dung huấn luyện).

Những nội dung cơ bản để huấn luyện thủ môn theo các lứa tuổi như sau:

  2.4.1. Lứa tuổi 11 – 12 :

· Phát triển thể lực :

Thủ môn tập chung cùng toàn đội về thể lực.

· Phát triển kỹ thuật :

Kỹ thuật không bóng : Tập những nội dung chính về :

– Tư thế cơ bản (vị trí đứng của thủ môn).

– Các động tác giả thân.

– Chạy của thủ môn.

– Nhẩy, và biến đổi hướng của thủ môn.

Các kỹ thuật có bóng, bao gồm :

– Các kỹ thuật bắt bóng của thủ môn :

    + Bắt bóng lăn sệt (kỹ thuật bắt ngửa tay).

    + Bắt bóng cao ngang bụng (kỹ thuật bắt ngửa tay).

+ Bắt bóng cao ngang đầu (kỹ thuật bắt úp tay).

+ Kỹ thuật bắt bóng bật nẩy (kỹ thuật bắt ôm bóng).

+ Kỹ thuật bật nhẩy bắt bóng cao (kỹ thuật bắt úp tay).

+ Kỹ thuật bắt bóng ở phía hai bên (bóng lăn vằ bóng nẩy).

– Kỹ thuật lăn người :

+ Tập kỹ thuật lăn người 9bước chéo đổ thân lăn người).

+ Bắt bóng đặt trên đất và lăn người.

+ Bắt bóng lăn sệt ở 2 phía bên và lăn người.

+ Bắt bóng rơi và lăn người ôm óng.

– Kỹ thuật xoạc chân đỡ bóng :

+ Tập kỹ thuật trượt chân (xoạc).

+ Xoạc chân chạm bóng (bóng để tại chỗ).

+ Xoạc chân đỡ bóng lăn.

– Kỹ thuật đổ thân :

+ Tập nguyên lý kỹ thuật động tác (không bóng).

+ Đổ thân bắt bóng đặt tại chỗ.

+ Đổ thân bắt bóng lăn.

+ Đổ thân bắt bóng cao ngang bụng.

+ Đổ thân bắt bóng rơi từ cao xuống.

+ Đổ than bắt bóng cao.

– Kỹ thuật đấm bóng :

+ Tập nguyên lý kỹ thuật (không bóng).

+ Đấm bóng tầm cao trung bình.

+ Đấm bóng cao.

· Chiến thuật thủ môn :

– Chiến thuật tấn công :

+ Đưa bóng vào cuộc chính xác (ném bóng, đá phát bóng).

+ Chuyền bóng cho đồng đội không có đối phương ở gần.

+ Chuyền đưa bóng vào chỗ trống.

+ Chỉ đạo hàng phòng thủ.

– Chiến thuật phòng thủ :

+ Thay vị trí của thủ môn (cơ bản).

+ Chạy vị trí ở các tình huống bị đá phạt góc, bị đá phạt gần.   

2.4.2. Lứa tuổi 13 – 14 :

· Phát triển về thể lực :

– Phát triển sức mạnh bằng :

+ Các bài tập chiến đấu đôi (hích, đẩy, vật).

+ Các bài tập thi đấu ném, chuyền bóng nặng.

+ Các bài tập leo trèo trên dây, thang gióng…

+ Các bài tập phát triển sức mạnh chân bằng các hình thức nhẩy, bật nhẩy.

+ Các bài tập mang tính trò chơi, thi đấu có dụng cụ bổ trợ tay, vươt chướng ngại vật,…

+ Các bài tập kỹ thuật với các yêu cầu về xuất phát.

– Phát triển sức bền bằng :

+ Các bài tập kỹ thuật mang tính chất thi đấu với các điều kiện khó.

+ Các hình thức chạy, nhẩy, bật nhẩy kéo dài, lặp lại nhiều lần.

+ Các bài tập về chuyền, ném bóng trong chạy với yêu cầu nghỉ ít.

+ Các môn thể thao bổ trợ (bóng ném, bóng rổ, bơi…).

+ Chạy việt dã 15’.

– Phát triển sức nhanh bằng :

+ Các hình thức chạy điền kinh, chạy bổ trợ tăng tốc.

+ Các bài tập phát triển tốc độ bằng bóng.

+ Các hình thức thi đấu về chạy.

+ Các bài tập phát triển khả năng nhanh trong lựa chọn hành động như : sử dụng các kỹ thuật cơ bản của thủ môn; các bài tập phối hợp kỹ thuật có yêu cầu thực hiện nhanh; tập  1/2 sân với cầu môn lớn.

– Phát triển khả năng nhanh nhẹn, khéo léo linh hoạt bằng :

+ Thi đấu luồn lách, chui, bò… qua các chướng ngại vật.

+ Các trò chơi mang tính khéo léo.

+ Các hoạt động nhào lộn, lăn bánh xe,… (trong phòng tập).

+ Các môn thể thao bóng bàn, bóng rổ…

+ Các bài tập cá nhân; tập đôi với bóng 9một, hai bóng).

+ Các bài tập TDTD về căng – duỗi, gập sâu, biên độ tăng lớn, căng tĩnh (Stretching).

· Phát triển kỹ – chiến thuật :

Phát triển kỹ thuật :

– Các kỹ thuật bắt bóng :

+ Tập và sửa sai sót kỹ thuật bắt ôm bóng.

+ Tập và sửa kỹ thuật về bắt bóng ngửa bàn tay, úp bàn tay.

+ Tập kỹ thuật bắt bóng tổng hợp tại chỗ và di động.

+ Cá nhân tự tập bằng hình thức ném bóng bật tường để bắt lại bóng (tại chỗ, các tư thê; và di động).

– Các kỹ thuật xoạc, lăn :

+ Tập kỹ thuật xoạc chân, lăn người đỡ bóng tại chỗ.

+ Di chuyển liên tục và thực hiện xoạc chân lăn người.

+ Phối hợp tập xoạc chân, lăn người bắt, đẩy bóng.

– Kỹ thuật đổ thân :

+ Tập kỹ thuật cơ bản trên đệm, cát và trên sân.

+ Tập đổ thân và cuộn người lăn trên sân.

+ Đổ thân bắt bóng lăn sệt, trung bình và cao.

+ Tập phối hợp các kỹ thuật với đổ thân đỡ bóng.

+ Ứng dụng trong vị trí  ở cầu môn (tập chiến thuật, thi đấu).

+ Kỹ thuật bay người, đổ thân (tập trên đệm).

– Kỹ thuật đấm bóng:

+ Tập các bước di chuyển nhẩy của thủ môn.

+ Tập kỹ thuật đấm bóng bằng hai tay, bằng một tay.

+ Tập kỹ thuật đấm bóng trong bài tập chiến thuật của đội.

– Kỹ thuật cứu bóng ngoài khu cấm địa:

+ Kỹ thuật chạy ra ngoài khu 16m50 cứu bóng bằng : chân, đầu, thân.

+ Tập phối hợp với các kỹ thuật khác.

– Kỹ thuật đá phát bóng, ném bóng:

+ Kỹ thuật đá phát bóng đặt trên sân (kỹ thuật đá bằng mu trong bàn chân).

+ Kỹ thuật đá phát bóng từ tay thả bóng (kỹ thuật đá bằng mu chính diện).

+ Kỹ thuật đá phát bóng nửa nẩy.

+ Kỹ thuật lăn bóng bằng một tay, ném bóng bằng một tay.

Phát triển chiến thuật:

Hiểu biết về “dự đoán các tình huống” từ khung thành.

+ Tính chiến thuật trong yêu cầu đưa bóng vào cuộc chính xác, nhanh (đá, ném bóng).

+ Khả năng chỉ đạo phòng thủ (từ cơ sở “dự đoán tình huống” tốt).

+ Chiến thuật bắt bóng và đấm (đẩy) bóng.

+ Chiến thuật tiến ra ngoài 16m50 cứu bóng.

+ Chiến thuật đưa bóng vào cuộc (đá, ném bóng).

+ Hoạt động chỉ đạo làm “hàng rào”.

+ Lựa chọn vị trí trong các tình huống khác nhau.    

2.4.3 Lứa tuổi 15 – 16 :

· Phát triển thể lực :

Phát triển sức mạnh, bằng các dạng bài tập:

– Bài tập TDTD không có và có dụng cụ tay (tạ tay, dây, bóng nặng).

– Các bài tập mang tính chiến đấu (như của năm trước).

– Sử dụng các bài tập của năm trước, nhưng tăng yêu cầu (về trọng lượng dụng cụ, về số lần tiến hành,…).

       Phát triển sức bền:

Thực hiện những bài tập năm trước, nâng cao yêu cầu (về tăng thời gian, tăng cự ly, giảm thời gian nghỉ,…).

Phát triển sức bền chuyên môn được tăng cường theo hướng:

– Tập kéo dài, hoặc tăng số lần lặp lại các kỹ thuật cơ bản.

– Các hình thức thi đấu đôi, hoặc cá nhân với bóng.

– Thi đấu sân nhỏ, và sân lớn (theo cách luân phiên).

Phát triển sức nhanh:

– Tăng cường phát triển sức nhanh tốc độ :

+ Các hình thức chạy tăng tốc độ của điền kinh.

+ Chạy tốc độ (cự ly 10m – 60m).

+ Thi đấu về xuất phát nhanh.

– Tăng cường phát triển sức nhanh trong lựa chọn hành động :

+ Bài tập phối hợp các kỹ thuật của thủ môn (với bóng).

+ Các bài tập chiến thuật (cầu môn lớn).

Phát triển khéo léo, linh hoạt:

– Sử dụng các nội dung đã thực hiện ở năm trước, với yêu cầu nâng cao về độ khó, độ phức tạp.

– Phát triển khả năng khéo léo chuyên môn được chú trọng hơn, sử dụng các loại bài tập với bóng, các hình thức thi đấu kỹ thuật…

– Tiếp tục phát triển về độ dẻo, linh hoạt khớp bằng các loại bài tập căng, duỗi cơ với các dụng cụ cầm tay. Tăng cườg tập Stretching.

· Phát triển kỹ, chiến thuật:

Phát triển kỹ thuật:

– Tiếp tục tập luyện các kỹ thuật cơ bản của thủ môn theo hướng hoàn thiện theo đặc điểm cá nhân. Nâng cao khả năng tự bồi dưỡng cho thủ môn. Yêu cầu tập kỹ thuật cơ bản ở lứa tuổi này là : thực hiện đúng, chính xác các kỹ thuật trong các điều kiện khó hơn.

– Tập kỹ thuật bay người, đổ thân bắt bóng trên sân cát, sân cỏ.

       Phát triển chiến thuật:

– Nâng cao khả năng chiếm vị trí của thủ môn trong các tình huống khác nhau.

– Nâng cao khả năng chiến thuật cố định (đá phạ góc, đá phạt, ném biên).

– Khả năng chiến thuật tổng hợp (trong thi đấu).

  • Chiến thuật tấn công nhanh.

2.4.4. Lứa tuổi 17 – 18:

· Phát triển thể lực:

Phát triển sức mạnh:

– Nâng cao yêu cầu những nội dung đã tập năm trước (chủ yếu là tăng về trọng lượng, về số lần lặp lại trong đơn vị thời gian).

– Trọng tâm: Các bài tập phát triển sức mạnh động lực.

Ở tuổi này, cầu thủ có thể chịu được các bài tập sức mạnh của cầu thủ đã trưởng thành về khối lượng và cường độ.

Phát triển sức bền:

Sử dụng các nội dung tập phát triển sức bền (sức bền cơ sở) của năm trước, và tăng yêu cầu đối với các bài tập phát triển sức bền chuyên môn, theo hình thức :

– Tăng thời gian cho bài tập.

– Giảm thời gian nghỉ giữa quãng.

– Tăng số lần lặp lại.

– Tăng mật độ (số hoạt động trong đơn vị thời gian).

Phát triển sức nhanh:

Nâng cao yêu cầu đối với những bài tập phát triển sức nhanh của năm trước.

Trọng tâm là phát triển khả năng nhanh xuất phát :

– Tốc độ xuất phát trong chạy.

– Xuất phát nhanh từ các tư thế khác nhau (từ ngồi, nằm quỳ…).

– Khả năng nhanh trong lựa chọn hành động.

Phát triển khả năng khéo léo, linh hoạt:

– Sử dụng các nội dung đã tập của năm trước với yêu cầu chọn lọc để phát triển chủ yếu khả năng khéo léo chuyên môn.

– Các bài tập bổ trợ với bóng (có cấu trí phức tạp hơn).

· Phát triển kỹ, chiến thuật:

Phát triển kỹ thuật:

– Tập các kỹ thuật theo vị trí (trong khung thành).

– Tự tập cá nhân, tập đôi với yêu cầu hoàn thiện kỹ thuật theo đặc điểm cá nhân có sử dụng các dụng cụ bổ trợ. Chú trọng kỹ thuật : bay người đỡ bóng.

– Những nội dung cần nhấn mạnh trong sửa chữa sai sót :

+ Tư thế sẵn sàng, tư thế cơ bản.

+ Bước chân phù hợp với hướng xuất phát cho bật nhẩy, đổi hướng…

+ Đổ thân. Lăn… từ các tư thế đứng tại chỗ, và di chuyển chạy.

+ Đấm, đẩy bóng trong khu vực có đối phương cản trở, với bóng trơn.

+ Thực hiện đúng các kỹ thuật đá bóng (xa, chính xác).

Phát triển chiến thuật:

– Nâng cao khả năng chiến thuật trong các tình huống phòng thủ cố định (các trường hợp đá phạt, đá 11m).

– Chiến thuật đẩy phá bóng.

– Chiến thuật chống lại tiền đạo đối phương tấn công thủ môn.

– Chiến thuật lừa bóng của thủ môn và yêu cầu về chắc chắn, an toàn.

Bồi dưỡng những quan điểm chiến thuật nâng cao về:

– Vị trí và vai trò của thủ môn trong lối chơi của đội.

– Chiến thuật “bịt góc an toàn” trong hoạt động chạy vị trí của thủ môn.

– Quan điểm về “an toàn” và “mạo hiểm”.

– Những hoạt động chỉ đạo phòng thủ, tấn công của thủ môn đối với đội (những yêu cầu về “khẩu lệnh”, “ký hiệu” của thủ môn đối với đồng đội).

– Chiến thuật tấn công của thủ môn khi có bóng (chính xác và nhanh trong yêu cầu đưa bóng vào sân).

– Chiến thuật của thủ môn trong chiến thuật chung toàn đội.

Trên đây là kế hoạch tuyển chọn và huấn luyện vận động viên bóng đá trẻ từ 11-18 tuổi. mọi người tham khảo nhé.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*