Cách xử lý chảy máu cam khi đá bóng

Cách xử lý chảy máu cam khi đá bóng

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng hết sức phổ biến ở trẻ em và thường gây nhiều lo lắng cho phụ huynh. Đa số nguyên nhân là do nguyên nhân tại chỗ (nguyên nhân vật lý). Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp do các nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý về máu. Vì vậy, cha mẹ cần nhận biết một số điều về chảy máu cam để có cách xử trí phù hợp.

Chảy máu cam (hay còn gọi là chảy máu mũi) là hiện thượng vô cùng phổ biến. Theo ước tính của giới chuyên môn, 60% dân số thế giới đều phải gặp ít nhất một lần. Trong khuôn khổ của bài viết chúng tôi muốn giới thiệu cách xử lý bé bị chảy mau cam khi đá bóng.

I. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẢY MÁU CAM

1.Các bé có sức khỏe không tốt, khi bị tác động của bóng, đồng đội, đối phương va chạm vào sống mũi, vách nghăn mũi làm vở màng chắn thì máu sẽ chảy ra từ một bên mủi hoặc cả hai sóng mủi.

2.Khi tập chơi bóng hoặc ở dưới Khí hậu nắng nóng, khô gắt: Thời tiết nắng nóng, hanh khô chính là một trong những nguyên nhân chảy máu cam hàng đầu, đặc biệt là đối với những ai có vách nghăn mũi lệch. Khi hít vào, khí nóng đi qua ở trong một diện tích hẹp sẽ đẩy nhanh tốc độ di chuyển lên rất lâu. Chính vì thế, tình trạng nũi khô nhanh hơn xuất hiện, gây kích thích, làm hắt xì và rồi chảy máu cam

3.Các bé bị bệnh viêm mũi dị ứng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tạo ra bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Thông thường dị ứng sẽ làm mô dọc mũi sưng lên, làm mao mạch dản nở. Nếu căng giãn quá mức thì mô sẽ bị vỡ. Gây chảy máu cam

4.Thiếu vitamin C: Đây là thành phần dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Thiếu vitamin C sẽ dẩn đến tình trạng mệt mỏi, da và tóc khô, xuất huyết dưới da, chảy máu lợi, vết thương chậm lành…trong đó có cả chảy máu mũi

NGUYÊN NHÂN CHẢY MÁU CAM

  • Mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ khi thời tiết hanh khô, hoặc khi sử dụng lò sưởi, máy điều hòa trong một thời gian dài.
  • Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi họng và xoang.
  • Ngoáy mũi hay các loại chấn thương cục bộ khác.
  • Xì mũi quá mạnh.
  • Trẻ nhét dị vật vào mũi.
  • Vách ngăn mũi bị vẹo.
  • Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, các loại thuốc xịt mũi.
  • Gãy xương mũi hay vỡ nền sọ (cần đặc biệt cẩn thận nếu chảy máu mũi xuất hiện sau chấn thương đầu).
  • Các khối u (lành tính và ác tính) có thể là thủ phạm gây chảy máu mũi (hiếm gặp).
  • Bệnh lý liên quan đến huyết học như: xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh lý do chất lượng tiểu cầu (bẩm sinh hay mắc phải), bệnh rối loạn đông máu, các bệnh về máu gây giảm tiểu cầu (suy tuỷ xương, lơ xê mi cấp…)

II.CÁCH XỬ LÝ

2.1.NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ CHẢY MÁU CAM?

chảy máu cam
  • Đặt trẻ ngồi thẳng với tư thế đầu hơi nghiêng về phía trước
  • Bóp phía trên cánh mũi với lực đủ mạnh
  • Lót 1 khăn mỏng vào mũi rồi chườm đá lạnh lên trên
  • Nếu hiện tượng chảy máu mũi vẫn không dừng lại sau 20 phút, cần đến cơ sở y tế để được xử trí.

2.2. CÁCH XỬ LÝ THỨ 2

-Cho người bị ngồi xuống và cúi đầu xuống đất cho máu chảy ra, không để bệnh nhân nằm hoặc ngữa ra sau để trào ngược máu, gây buồn nôn, thậm chí là đông máu. Nếu máu chảy vào miệng thì bào người bị nhổ ra.

-Dùng tay ấn mạnh vào cánh mũi bị chảy, nếu bị chảy 2 bên thì chúng ta đè mạnh cả hai cánh mũi từ 1-5 phút cho tới khi máu hết chảy thì buông tay ra (lưu ý chúng chúng ta đè lên cánh mũi làm sao người bị vẫn thở được).

Thầy Trịnh Đình Dương chỉ vị trí tay đè lên sóng mũi

-Cũng có thể để một cục đá lạnh lên cánh mũi cũng có thể giúp cầm máu. Đưa người bị vào ngồi nghỉ ngơi

tags: trên đây là bài viết tổng hợp của Thầy Trịnh Đình Dương hy vọng sẽ giúp ích các hlv , quý phụ huynh biết cách khi bé bị chảy máu cam trước.Chia sẻ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*