13 Lợi ích của các trò chơi vận động đối với sức khỏe trẻ nhỏ.

Lớp học bóng đá trẻ em ở TpHCM
Lớp học bóng đá trẻ em ở TpHCM

13 Lợi ích của các trò chơi vận động đối với sức khỏe trẻ nhỏ.

Học tập vui chơi và hoạt động thể dục thể thao thường xuyên là con đường tốt nhất cho trẻ em phát triển toàn diện.

Trò chơi dân gian phát triển tâm hồn, trò chơi vận động phát triển thẻ chất.

Hãy nuôi con một cách khoa học nhất giúp con phát triện toàn diện bằng cách sắp xếp thời khóa biểu vừa học văn hóa, vừa vui chơi và tìm cho cháu một clb, lò, lớp, trung tâm dạy các môn thể thao mà bé yêu thích như bóng đá , bơi lội, bóng rỗ, võ thuật, cầu lông…cho cháu tập luyện thường xuyên ba mẹ nhé.

Các học viên trung tâm dạy bóng đá nam việt đang chơi trò chơi vận động

Việc nuôi dưỡng con cái để chúng sở hữu một cơ thể khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà còn cần phối hợp với những trò chơi năng động để phát triển thể chất cũng như trí tuệ bé yêu của bạn.

1. Phát triển khả năng phối hợp cơ thể Trong suốt 1 năm đầu đời, khả năng thăng bằng cơ thể và phối hợp chân tay của con bạn sẽ phát triển rất nhanh khi bé tự tin bước đi 1 mình. Vận động cơ thể, bao gồm những chuyển động bất kỳ theo mọi hướng hay leo cầu thang sẽ giúp bé có nhiều cơ hội để luyện tập khả năng giữ thăng bằng cho bản thân. Những cử động đó sẽ dần được cải thiện để mỗi bước đi ngày một vững vàng hơn.

Kỹ năng vận động

Trong số nhiều tác dụng tốt có thể có được, do chứng tự kỷ làm trẻ không tiến triển đồng đều hoặc trì hoãn các kỹ năng vận động; thường dùng Vật lý trị liệu  để giải quyết thâm hụt kỹ năng vận động ở trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, kỹ thuật học được từ các nhân viên vật lý trị liệu cần theo đuổi thông qua các buổi học có hiệu quả nhất.

Chơi ngoài trời, mục tiêu nhắm tới kết quả các kỹ năng vận động, xem như một công cụ tuyệt vời giúp tăng cường  việc được thực hiện ở các buổi vật lý trị liệu. Đồ chơi khuyến khích leo trèo, chẳng hạn như đu cây,đu dây; cầu tuột,ván trượt, có thể gia cố lớn cho vận động thô; như thiết bị chơi ngoài trời khuyến khích nhảy nhót, như nệm nhún(trampolines). Chơi trò đuổi bắt hoặc ném bắt dĩa nhựa (frishbee) có thể tăng cường phối hợp tay mắt, và thi thố chui qua những đường hầm có thể hỗ trợ sức mạnh cơ bắp phát triển và điều phối vận động chung

2. Giúp tiêu thụ năng lượng Những trò chơi vận động, chẳng hạn như chạy, nhảy hay leo trèo giúp đốt cháy năng lượng trong cơ thể bé. Nó sẽ không làm bé mệt lắm đâu, nhưng bạn cũng phải để ý đến trường hợp khi bé quá hào hứng, chơi không ngừng nghỉ. Nhưng rồi sau đó rồi bé cũng phải vận động nhẹ nhàng, điềm đạm lại thôi.

3. Giúp mở rộng trí tưởng tượng của trẻ Khi bạn nhìn con chạy nhảy chơi đùa trong công viên, mọi việc với bé có thể không chỉ đơn giản như thế. Có thể lúc ấy bé đang cố thoát khỏi 1 con rồng, đuổi theo 1 nhân vật hoạt hình hay đang đóng giả làm anh trai của mình. Sự hào hứng vốn có với trò chơi vận động của trẻ con sẽ giúp đánh thức trí tưởng tượng của bé. Tất cả những yếu tố đó sẽ góp phần làm cho hoạt động chơi đùa ấy trở nên thật tuyệt vời.

4. Làm cho cuộc sống thú vị hơn Trò chơi vận động đưa bé đến những khám phá mới mẻ. Giờ đây với kỹ năng thăng bằng và phối hợp cơ thể, bé có thể tự đi đến 1 căn phòng trong nhà, điều mà bé không thể làm trước đây. Hay như việc leo trèo, chạy ra ngoài chơi cũng vượt quá khả năng lúc trước của bé. Những điều đó giúp hé mở ra một thế giới hoàn toàn mới.

5. Mang đến những niềm vui bổ ích Bé chắc hẳn rất hào hứng khi tham gia vào những trò chơi như “bịt mắt bắt dê”, ú tim…Sự hào hứng của bé sẽ lên rất cao. Thông thường có lẽ bé sẽ khóc ré lên khi bị té ngã, nhưng khi tham gia vào những trò chơi, chắc rằng bé sẽ la lên một cách hào hứng khi ngã cho mà xem!

6. Nâng cao lòng tự tin Không có việc nào giúp gia tăng lòng tự tin vào bản thân cho trẻ tốt cho bằng khi bé có thể tự đạt đến những mục tiêu mà trước đây mình không thể thực hiện. Nhận ra rằng mình có thể leo cao hơn 1 vài bậc, đi xa hơn hoặc chạy nhanh hơn 1 chút; tất cả những việc đó sẽ giúp bé cảm thấy rất hứng khởi cho chính mình. Lòng tự tin của con bạn sẽ nhanh chóng được củng cố khi bé nhận ra những kỹ năng vận động của mình đang dần được cải thiện.

7. Giúp bé nhận ra giới hạn của mình Cách tốt nhất để giúp bé tự khám phá ra những thế mạnh và điểm yếu của mình là thông qua những kinh nghiệm thực tế như vậy. Trò chơi vận động sẽ giúp chỉ ra cho bé thấy điều gì mình có thể làm được hoặc không đủ khả năng. Ví dụ như bé có thể học biết mình đi rất tốt nhưng chưa vững vàng khi chạy. Đó là 1 quá trình dài giúp bé dần dần gây dựng nên bức tranh tổng thể trong con người mình. 8. Giúp bé nhận định được những rủi ro Khi phát triển những kỹ năng vận động, bé nhận ra rằng mình có thể đạt đến những nơi, những việc mình không thể làm trước đây. Ví dụ như có thể leo lên cầu thang hay trèo lên ghế sofa. Tuy nhiên khi làm những việc đó, giác quan đề phòng nguy hiểm cũng bắt đầu phát triển. Bạn sẽ chú ý thấy rằng thỉnh thoảng bé sẽ đứng yên và quan sát trước khi hành động, lúc đó bé đang cố nhận định những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra đấy!

9. Gieo vào lòng trẻ 1 thái độ tích cực đối với việc luyện tập thể dục Trẻ con phát triển thái độ thích thú với tập luyện, vận động càng sớm càng tốt. Nếu bé tận hưởng tốt những hoạt động đó, sự hứng khởi sẽ kéo dài trong suốt thời thơ ấu của bé sau này (thậm chí có thể cả cho đến khi trưởng thành). Sống năng động ngay từ nhỏ sẽ giúp đặt nền tảng cho cuộc sống năng động trong tương lai.

10. Có thể chơi ở bất cứ nơi nào Trong khi trò chơi xếp hình phải cần đến dụng cụ, trò chơi sáng tạo lại đòi hỏi nhiều nguyên liệu thủ công thì những trò chơi vận động không cần đến bất kỳ một trang bị nào. Bé có thể chơi trong nhà, ngoài sân, buổi sáng cũng như buổi tối, không cần phải phức tạp lên kế hoạch trước. Không giống như bất kỳ một trò chơi nào khác, trò chơi vận động hoàn toàn có thể diễn ra tự phát.

11. Hỗ trợ cảm xúc và hành vi.

Nhiều trẻ em bị bệnh tự kỷ thể hiện sự lo âu hoặc  biểu cảm với hành vi bị kích động , làm  các hành vi lặp đi lặp lại hay hung hăng. Những trẻ khác cực kỳ năng động, nó khó tập trung hoặc ngồi yên chỉ trong chốc lát.

Chơi hoạt động ngoài trời có thể hỗ trợ giải quyết các vấn đề này. Trẻ em có năng lượng  “dư thừa” có thể tìm thấy chỗ giải thoát với đồ chơi ngoài trời : xe đạp hoặc cỡi lưng thú nhún, hồ bơi, leo núi “vách tường” , hoặc đu leo dây…; tốt hơn là thể hiện các hành vi không thích hợp. Trẻ có tâm trạng lo âu thường có thể được xoa dịu bởi chuyển động của đồ chơi giống như con ngựa bập bênh, ngồi-và-quay đồ chơi, xích đu.

12. Phát triển Kỹ năng xã hội cho trẻ em

Chơi ngoài trời có thể được dùng để hỗ trợ phát triển các kỹ năng xã hội và giao tiếp. Thiếu những kỹ năng này nằm trong số các triệu chứng chính của chứng tự kỷ.Khi các trung tâm của não bộ xử lý lời nói kích thích vận động, chơi ngoài trời có thể rất hữu ích trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Đồ chơi và thiết bị chơi ngoài trời, khuyến khích tính hợp tác có thể cung cấp một môi trường thoải mái, trong đó kỹ năng xã hội có thể được học, thực hành, hoặc quan sát. Quay lại lấy và hợp tác (nhóm)có thể được giảng dạy với các trò chơi như bóng chày, bóng đá, hoặc nhảy lò cò … trò chơi bắt chước, một kỹ năng mà thường bị ảnh hưởng nhiều đến trẻ tự kỷ. Thiết bị sân chơi  có thể lôi kéo trẻ em vào tương tác với bạn, đặc biệt mang lại lợi ích cho những trẻ có xu hướng lo lắng và thu mình trong các hoạt động nhóm.

13. Kích thích giác quan

Hoạt động ngoài trời có thể đóng một vai trò quan trọng trong điều trị tích hợp giác quan(sensory integration).Chủ yếu được sử dụng cho lao động trị liệu để giải quyết các vấn đề cảm quan chung cho bệnh tự kỷ, điều trị tích hợp cảm giác  nhằm  cải thiện chức năng não xử lý thông tin giác quan.

Trong số nhiều đồ chơi ngoài trời, có thể có lợi cho những trẻ bị thâm hụt tích hợp cảm giác qua các trò được chơi: đu đưa, đu quay hoặc ngồi-và-quay đồ chơi, hố banh, hộp cát, và nệm nhún.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*